Dự trữ hạt nhân của Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng

Thảo luận trong 'Tin Tức' bắt đầu bởi kimcuctt, 9/1/16.

  1. kimcuctt

    kimcuctt Thành Viên

    tin tuc quan su Sự kiên nhẫn chiến lược

    Câu hỏi mà cả thế giới quan tâm hiện tại là làm thế nào để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên? Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an rõ ràng không có nhiều tác động. Mặc dù bị áp đặt hàng loạt cấm vận, Triều Tiên vẫn không ngừng phóng thử tên lửa hay thử nghiệm hạt nhân, mà sự việc mới nhất xảy ra ngày 6/1.
    Thế giới loay hoay đối phó chương trình hạt nhân Triều Tiên
    Các cấm vận của Liên Hợp Quốc không đủ ngăn cản Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân. Ảnh: NYT

    Chính sách của chính quyền Mỹ đối với Bình Nhưỡng hiện tại là "sự kiên nhẫn chiến lược", tức không phản ứng quá gay gắt sau mỗi lần thử nghiệm hoặc các đòi hỏi của Triều Tiên; song song với áp đặt cấm vận đến khi nào nước này chịu ngồi vào bàn đàm phán.

    Những người chỉ trích cho rằng, chính sách này như dọn đường cho Triều Tiên phát triển đội vũ khí hạt nhân lớn mạnh tương đương như của Pakistan.

    "Sự kiên nhẫn chiến lược này đang trở thành sự đồng thuận ngầm thoi tiet. Điều này rõ ràng tương phản với những nỗ lực và sự sáng tạo mà Washington đã đầu tư trong trường hợp với Iran", ông Robert Litwak, học giả tại trung tâm nghiên cứu Woodrow Wilson, nhận định.

    Chính quyền của ông Obama cũng cho thấy một số điều rằng họ đang cố gắng trong vấn đề Triều Tiên. Ông Sydney A. Seiler, điều phối viên chương trình hạt nhân Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã xây dựng nhiều đề xuất để Triều Tiên đồng ý nối lại đàm phán. Nội dung của những đề xuất này được cho là tương tự với kế hoạch ngoại giao bí mật đã dẫn đến các cuộc đàm phán chính thức với Iran kéo dài 2 năm.

    Tuy nhiên, tình hình Triều Tiên không có chuyển biến nào. Giới chức Hàn Quốc đã sốt ruột cảnh báo việc phát triển vũ khí ở Triều Tiên đã tiến đến giai đoạn "không còn đường lùi".

    Ngay cả một số cựu quan chức Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama cũng lo ngại việc chính quyền khăng khăng không đàm phán với Triều Tiên, trừ phi Bình Nhưỡng chịu chấp nhận rằng kết quả cuối cùng sẽ là giải trừ hạt nhân toàn diện, là dự báo cho một thất bại ngoại giao.

    Stephen W. Bosworth, đặc phái viên về Triều Tiên đầu tiên của ông Obama, từng nhận xét hồi năm 2013 rằng: "Những rủi ro đi kèm với các cuộc đàm phán mới vẫn ít nguy hiểm hơn là không làm gì cả. Dự trữ hạt nhân của Triều Tiên sẽ tiếp tục tăng, nước này sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống tên lửa, sự nguy hiểm của vũ khí hủy diệt hàng loạt càng gia tăng, dẫn đến nguy cơ đối với Mỹ và đồng minh cũng tăng theo".
    >> Xem thêm: du bao thoi tiet ngay mai
    Nguồn: Dân Trí