Ấm chén được sử dụng để ngâm lá trà hoặc một hỗn hợp thảo dược trong nước sôi hoặc gần sôi, và để sử dụng uống hàng ngày. Trà khô có thể có sẵn hoặc trong túi trà hoặc cho trà trực tiếp vào trong ấm. Ấm chén được hình thành từ nhu cầu của con người nên khi làng Bát Tràng được hình thành từ thế kỷ 14-15 thì am chen bat trang cũng được hình thành. Trong giai đoạn đầu Bát Tràng làm gốm Bát Đàn, sử dụng đất nung ở nhiệt độ thấp, có tráng men, chế tác thô sơ nên những bộ ấm chén Bát Tràng giai đoạn này chưa đặc sắc. Ở các giai đoạn thế kỷ 15-16-17, bắt đầu hình thành các loại men màu mới, sử dụng các loại lò nung mới nên chất lượng sản phẩm bắt đầu thay đổi. Với việc sử dụng lò nung ở nhiệt độ cao, sử dụng xương đất tốt hơn và có men trang trí nên am chen bat trang đầu có những sự khác biệt. Ấm chén được chế tác nhiều hình dáng tinh tế và có phủ hoa văn Đại Thanh, hình vẽ tinh tế Lò đàn xuất hiện vào giữa thế kỉ 19. Lò đàn có bầu lò dài 9 mét, rộng 2,5 mét, cao 2,6 mét được chia thành 10 bích bằng nhau. Lò bầu, hay lò rồng, xuất hiện vào đầu thế kỉ 20. Lò bầu chia ra làm nhiều ngăn, thường có từ 5 đến 7 bầu (cũng có khi đến 10 bầu). Bầu lò có vòm cuốn liên tiếp vuông góc với trục tiêu của lò tựa như những mảnh vỏ sò úp nối với nhau. Người ta dùng gạch chịu lửa đề xây dựng vòm cuốn của lò. Lò dài khoảng 13 mét cộng với đoạn để xây ống khói ở phía đuôi dài 2 mét thì toàn bộ độ dài của lò tới 15 mét. Độ nghiêng của trục lò khoảng 12-15⁰. Nhiệt độ của lò bầu có thể đạt tới 1300°C. Ở giai đoạn sản xuất Lò Bầu am chen bat trang được sản xuất hàng loạt và là sản phẩm được sản xuất dành cho việc phân phối hàng hóa, nên mẫu mã sản phẩm giai đoạn này không đặc sắc. Lò hộp hay lò đứng: Khoảng năm 1975 trở lại đây người Bát Tràng chuyển sang xây dựng lò hộp để nung gốm. Lò thường cao 5 mét rộng 0,9 mét, bên trong xây bằng gạch chịu lửa giống như xây tường nhà. Lò mở hai cửa, kết cấu đơn giản, chiếm ít diện tích, chi phí xây lò không nhiều, tiện lợi cho quy mô gia đình. Vì thế hầu như gia đình nào cũng có lò gốm, thậm chí mỗi nhà có đến 2, 3 lò. Nhiệt độ lò có thể đạt 1250°C. Ở giai đoạn này Ấm Chén Bát Tràng nở rộ về mẫu mã, chất lượng, và nghệ nhân gốm sứ đã chế tác thành công nhiều loại ấm chén đẹp và chất lượng cao. ở giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường nên các gia đình tại Bát Tràng càng có nhiều cơ hội để sản xuất ra nhiều mẫu ấm chén Bát Tràng phục vụ kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lò con thoi (hay lò gas), lò tuynen (lò hầm, lò liên tục): Trong những năm gần đây, Bát Tràng xuất hiện thêm những kiểu lò hiện đại là lò con thoi, hoặc lò tuynen, với nhiên liệu là khí đốt hoặc dầu. Trong quá trình đốt, nhiệt độ được theo dõi qua hỏa kế, việc điều chỉnh nhiệt độ mà thực chất là quá trình tăng giảm nhiên liệu được thực hiện bán tự động hoặc tự động, công việc đốt lò trở nên đơn giản hơn nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là những lò truyền thống của Bát Tràng. Ở giai đoạn này ấm chén Bát Tràng chuyển từ vật dụng uống nước hàng ngày chuyển sang mặt hàng Quà tặng gốm sứ cao cấp. Phục vụ nhu cầu đặt hàng quà tặng của các đơn vị, công ty, cá nhân. Ấm chén Bát Tràng làm quà tặng cho Văn Phòng chính Phủ Ấm chén Bát Tràng được đóng gói cao cấp và đáp ứng được số lượng lớn Hiện nay, với năng lực sản xuất của Làng Bát Tràng có thể đáp ứng 50000-100000 bộ ấm chén/ ngày. Sử dụng lò Gas với công nghệ khép kín giúp việc sản xuất ấm chén Bát Tràng dễ dàng hơn, nung được nhiều màu men đặc biệt mà trước kia lò hộp không thể làm được. Ấm chén Bát Tràng làm bằng đất Tử Sa hiện nay là một trong những dòng sản phảm cao cấp nhất của ấm chén Bát Tràng