Bên lũy tre làng!

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi Sơn_@, 10/8/14.

  1. nhadaututhongminh

    nhadaututhongminh Thần Tài Perennial member

    cơ hội chuyển bại thành thắng !

    :wins:julie.... người phụ nữ việt... đẹp nhất trên đất mỹ..:125::wins:
    th.jpg
    :banana::banana:
    :140::drunk::140:
     
    bé xíu, Sơn, kienthu and 4 others like this.
  2. julie

    julie Thần Tài Perennial member


    Chời.. chời... chui già gòi chứ hỏng còn chẻ như dậy đâu nà.. hí hí hí Thanks :tea:
     
    bé xíu, Sơn, kienthu and 4 others like this.
  3. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    dạy con kiểu Mỹ Mẹ Việt ở nước ngoài kể về cách dạy con của người Mỹ

    0-08-2014 14:00:00


    Nữ nhà văn cho biết, văn hóa, môi trường, điều kiện chăm sóc cho đến những quan niệm về cách nuôi dạy trẻ của người Mỹ và người Việt rất khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều điểm gần gũi, điển hình nhất là tất cả các bậc phụ huynh đều hết sức yêu thương và mong muốn điều tốt nhất cho con cái.

    [​IMG]Người Mỹ thường để con tự làm những việc nhỏ nhất ngay từ



    “Con là khách quý”
    Nhà văn Kẩm Nhung cho biết: “'Con là khách quý' bắt nguồn từ câu chuyện tôi từng chứng kiến về một đôi vợ chồng người Mỹ cứ hàng tháng lại lần lượt mời một trong những đứa con của mình đi ăn nhà hàng, để trò chuyện và hiểu con hơn. Câu chuyện này giúp tôi thay đổi cách nhìn về những đứa trẻ và nhận ra mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt, có tính cách và suy nghĩ riêng, đòi hỏi bố mẹ phải lắng nghe và trò chuyện nhiều với chúng thì mới hiểu được những gì chúng mong muốn. Ở đây còn có một sự nhấn mạnh về vị thế. Con không còn là “nghiễm nhiên”, là “phận dưới”, mà đến đàng hoàng, được chào đón như một người “khách quý”, mong chờ được tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ với bố mẹ”.
    Nữ nhà văn cho biết, văn hóa, môi trường, điều kiện chăm sóc cho đến những quan niệm về cách nuôi dạy trẻ của người Mỹ và người Việt rất khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều điểm gần gũi, điển hình nhất là tất cả các bậc phụ huynh đều hết sức yêu thương và mong muốn điều tốt nhất cho con cái. Những ông bố, bà mẹ Việt ngày nay cũng có xu hướng như người Mỹ là mong muốn nuôi nuôi dạy con thành những đứa trẻ khỏe mạnh, tự lập, biết yêu thương và cảm thông với người khác. Chính vì vậy, tuy cả gia đình đều xuất thân từ Việt Nam nhưng Kẩm Nhung đã mạnh dạn áp dụng phương pháp của người Mỹ vào việc chăm con.
    Chị chia sẻ: “Tôi học tập được từ người Mỹ việc chuẩn bị một tâm lý vững khi nuôi con. Đó là học hỏi, chuẩn bị đầy đủ về quá trình nuôi dạy con, và một sự thoải mái, tự tin, giúp cho mình vui vẻ tận hưởng thời gian làm mẹ. Sau khi sinh bé Xoài (con gái Kẩm Nhung), việc chăm sóc bé chỉ có hai vợ chồng tôi, vợ đi làm, chồng đang hoàn thành nốt chương trình học. Những tuần đầu, chồng đảm nhận việc tắm cho con, cho đến khi tôi hồi phục sức khỏe. Khi bé Xoài được hai tháng rưỡi thì tôi cho con tập ngủ riêng trong cũi (sleep training). Điều đó khiến bé ngủ qua đêm (ngủ thẳng 5 tiếng đồng hồ) mới dậy đòi uống sữa. Từ tháng thứ sáu, bé ngủ thẳng 12 tiếng đồng hồ mỗi ngày, ví dụ ngủ từ 8 giờ tối hôm trước thì 8h sáng hôm sau mới dậy. Và khi tỉnh dậy, bé không khóc mà chỉ nằm chơi trong cũi đợi bố mẹ vào.
    Tôi còn tạo điều kiện để bé có thời gian tự chơi. Tôi mua một chiếc baby bouncer (ghế rung cho trẻ em), sau khi bé uống sữa thì đặt bé vào đó, để bé tự chơi. Hoặc cho bé chơi trên tấm trải trên nền nhà với đồ chơi. Khi bé 6 tháng tuổi, tôi cho bé ăn dặm, bắt đầu từ ăn loãng, nhuyễn, đến khi bé 8 tháng tuổi thì bé tự bốc thức ăn, từ thức ăn chuẩn bị riêng cho bé, đến khi qua 1 tuổi thì bé ăn thêm thức ăn của người lớn. Nhờ vậy, bé có thói quen ăn rất tốt. Mỗi giờ ăn đều ngồi ăn cùng bố mẹ, bé ngồi riêng trên ghế và tự bốc, xúc thức ăn trong bát của mình. Tôi cũng hay đưa bé ra ngoài để trải nghiệm, đi công viên, bảo tàng, các khu vui chơi... để bé cảm nhận về những gì diễn ra bên ngoài.
    Đặc biệt, các bảo tàng dành riêng cho trẻ em (Children’s museum) là nơi tôi và Xoài hay lui tới vì có rất nhiều hoạt động dành riêng cho trẻ em vui chơi và luyện kĩ năng. Tôi cũng hay đưa bé đi thư viện để mượn sách. Trung bình ở nhà lúc nào cũng có khoảng ba chục cuốn sách truyện của Xoài, bé rất ham đọc nên con số đó không phải là nhiều so với mức độ “ngốn” của bé. Ở nhà, tôi tạo cho Xoài một không gian an toàn để không phải luôn nhắc nhở hay mắng mỏ con. Xoài được tự do vận động, vui chơi trong nhà, và con có thể tự làm nhiều việc cho bản thân. Xoài cũng giúp mẹ chuyện bếp núc nữa. Những việc bé có thể giúp làm tôi đều để con làm: Đập trứng, rửa rau, rắc gia vị, đổ dầu ăn, xúc gạo nấu cơm....”.
    Dạy con biết “đòi hỏi”


    [​IMG]Nhà văn Kẩm Nhung
    Các ông bố, bà mẹ Việt thường cố gắng giáo dục con biết nghe lời, không đòi hỏi nhưng Kẩm Nhung cho biết người Mỹ lại nghĩ ngược lại. Họ cho rằng đòi hỏi thực ra có một ý nghĩa hết sức tốt đẹp, đó là đòi hỏi cái mà chúng ta muốn, cái chúng ta xứng đáng được hưởng. Hay dùng một từ khác, đòi hỏi chính là thương lượng, là đạt được cái ta muốn thông qua trao đổi, thương lượng.
    “Trước hết, hãy nhìn lại chính người lớn chúng ta. Kĩ năng thương lượng chính là một kĩ năng cần thiết nhất trong cuộc sống. Với tư cách một cá nhân, từ việc đi mua nhà, mua ô tô, đến đàm phán lương, đều cần kĩ năng sống còn này. Với tư cách doanh nghiệp, việc đàm phán mua hàng, bán hàng… đều cần khả năng thương lượng để đạt được lợi ích mong muốn. Nhưng người lớn chúng ta được bao nhiêu người có thể tự tin nói rằng mình giỏi kĩ năng này? Chúng ta thường tranh đấu rất nhiều trước khi mở miệng ra “đàm phán”, và nếu có bị từ chối thì chúng ta nhanh chóng chấp nhận lời từ chối đó. Chính vì vậy, thay vì dạy con biết “ngoan”, không “đòi hỏi” khi con còn nhỏ, chúng ta nên tạo môi trường để trẻ trau dồi kĩ năng sống còn này ngay từ nhỏ, đặc biệt các bé gái càng cần được tạo điều kiện hơn nữa. Tất nhiên, mọi việc đều có giới hạn rất mong manh của nó. Cha mẹ cũng cần biết cách phân biệt giữa “một đứa trẻ mè nheo đòi hỏi” và “một đứa trẻ có khả năng thương lượng tuyệt vời””, nhà văn Kẩm Nhung đồng tình với quan điểm này của người Mỹ.
    Theo nhà văn Kẩm Nhung, bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Để con biết chia sẻ, biết lắng nghe, bình tĩnh, biết yêu thương người khác... thì cách bố mẹ phản ứng trong các tình huống rất quan trọng. Đứa trẻ sẽ nhìn vào đó để học tập và thay đổi. Chính vì vậy, bố mẹ phải dạy con thông qua cách ứng xử của chính bản thân chứ không phải chỉ là những lời nói suông.
    “Trước khi có con và cả khi có con rồi, tôi vẫn nghe mọi người nói đại ý là “khi trẻ hư thì phải phạt trẻ thì trẻ mới ngoan được”. Phạt ở đây có thể là vài cái tét mông, bị đứng góc tường, hay phạt không cho đi chơi, không cho mua đồ chơi… Một cách mơ hồ, tôi vẫn nghi ngờ về phương pháp đó. Đến khi sang Mỹ và nhìn cách người Mỹ xử trí khi con “hư” tôi mới thực sự thở phào vì chẳng phải phạt thì trẻ vẫn ngoan được. Tất cả bắt nguồn từ việc thực sự hiểu hết hậu quả của việc phạt trẻ. Ai cũng biết hậu quả của việc đánh trẻ. Thực tế những phương pháp trên đều khiến trẻ chỉ lo vâng lời để tránh bị phạt chứ không phải vì trẻ đã hiểu mình sai ở đâu, mình thực sự muốn ngoan.
    Hình ảnh của bố mẹ chỉ xuất hiện khi phạt trẻ, còn cả quãng đường “trải nghiệm” sau đó, trẻ thực ra rất cô đơn vì nó đã bị bỏ mặc tự xoay sở những vấn đề mà nó không tự giải quyết được. Từ những sự việc nhỏ bé này, trẻ mất dần trách nhiệm hành xử tốt trong những sự việc lớn hơn vì trẻ đã quen phải giấu giếm, phải nói dối… Khi lớn lên, trẻ không thích bị bố mẹ can thiệp nữa vì trong tâm trí trẻ, bố mẹ thường áp đặt và đã không thực sự giúp đỡ trẻ. Từ khi học được điều này, tôi thấy không có tình huống nào mà không thể giải quyết và không hề cần trách mắng hay phạt con”, nữ nhà văn chia sẻ.
    “Cách người Mỹ dạy con không chỉ nằm ở chuyện luyện con ngủ ngoan hay dạy con biết yêu thích việc ăn uống. Mà như một thứ hương hoa phảng phất trong không khí, nó tạo nên một bầu không khí, một môi trường nuôi trẻ mà trong đó, dường như mỗi ông bố bà mẹ tôi gặp lại là một pháp sư, đang đối đãi với đứa trẻ theo một cách “tu luyện” đứa trẻ thành một cá thể lớn lên tự tin, tự lập, đầy cảm thông, có đủ công cụ để hòa nhập với cuộc sống. Và không chỉ đứa trẻ, những ông bố bà mẹ đó cũng có thời gian để tận hưởng cuộc sống của chính mình”, nhà văn Kẩm Nhung cho biết.
    Theo Gia đình & Xã hội

     
    bé xíu, Sơn, kienthu and 6 others like this.
  4. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    Tâm sự của nghệ sĩ trẻ người Mỹ gốc Việt trên đất Mỹ

    Cập nhật: 08/09/2014 - 02:19:00
    Họ là một thế hệ những nghệ sĩ đương đại đang tìm cho mình
    một vị trí trong môi trường nghệ thuật rất năng động ở New York.
    Họ cũng chính là những người tiếp thu và sáng tạo những hình thái nghệ thuật mới mẻ nhất.

    Hiện tại mục Văn hóa - Nghệ thuật của tờ Huff Post (Mỹ) đang triển khai một loạt bài phản ánh chân dung có tiêu đề “Project 24” (Dự án 24).
    Trong đó, cuộc sống và công việc của những nghệ sĩ trẻ đang sinh sống tại thành phố New York sẽ được khắc
    họa chân thực.

    Nữ nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt - Nguyễn Chi - được lựa chọn là người đầu tiên xuất hiện trong loạt bài viết này.
    Chi được giới thiệu là một nghệ sĩ đang đi tìm “sự kết nối”,
    bởi cô hay tự hỏi mình rằng: Kết nối với ai? Đối với Chi, câu hỏi đơn giản đó thật khó trả l

    [​IMG]

    Nguyễn Chi mang trong mình nỗi tâm sự của những người nhập cư vào Mỹ.
    Về pháp lý, họ là người Mỹ nhưng trong tâm thức, họ biết rằng mình không phải những người Mỹ đích thực…


    Chi hiểu rằng ở đất nước đa chủng tộc này, cô mãi mãi là một người nước ngoài,
    một người lạ lẫm đối với từng vùng đất cô đi qua và từng con người cô gặp gỡ
    . Cô không quá thân thuộc với đất nước này. Theo cha mẹ rời Việt Nam để tới sinh sống ở Mỹ từ năm 12 tuổi
    , Chi khi đó không biết bất cứ điều gì về nước Mỹ, kể cả ngôn ngữ.

    Tuy vậy, áp lực cuộc sống đã buộc Chi phải tập làm quen với nước Mỹ, học cách giao tiếp bằng tiếng Anh.
    Dần dần, Chi có thể nói được trôi chảy và thành thạo tiếng Anh.
    Ở trường, cô học hành chăm chỉ và luôn nằm trong top những học sinh xuất sắc nhất.



    [​IMG]

    Tuy vậy, những thành tích mà Chi đạt được khi sống ở Mỹ cũng đi kèm với những cái giá mà cô phải trả
    . Cho tới tận lúc này, khi đã trưởng thành, cô vẫn luôn băn khoăn, trăn trở về nguồn cội,
    rằng mình thực sự thuộc về đâu. Đây là một nét tâm lý thường thấy ở những người như Chi.


    Là một nghệ sĩ trẻ, Chi sử dụng khả năng đan lát của mình để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật.
    Đây là một kỹ năng mà bà và mẹ cô sử dụng rất thành thạo và Chi đã được “thừa kế” lại.
    Trước đây, cô gái trẻ này thường nói tên mình là Chi Nguyễn - một cách sắp xếp tên họ theo kiểu Mỹ.
    Nhưng giờ đây, cô quyết định đổi lại là Nguyễn Chi - một cách để thể hiện rằng
    chính quá khứ đã trở thành động lực tạo nên sức mạnh của cô hôm nay

    [​IMG]
    Các ngày trong tuần, Chi làm công việc hành chính tại một trường đào tạo nghệ thuật,
    đó là phương cách để cô duy trì cuộc sống ổn định. Ngoài những giờ làm việc,
    cô thường có mặt tại studio riêng để say sưa thực hiện các tác phẩm của mình.
    Chi có thể vẽ tranh sơn dầu, đan lát, thiết kế đồ họa, viết văn…

    Chi chia sẻ rằng cô là một “người chuyển giao nhạy cảm”:
    cô nhìn lại quá khứ để tìm kiếm sự tha thứ và chấp nhận, cô nhìn tới tương lai với hy vọng về sự trọn vẹn,
    không hối tiếc; Việt Nam và Mỹ; chất riêng của cố hương và áp lực phải hòa nhập vào xã hội mình đang sống…
    Đó là những giới hạn mà Chi luôn phải đối diện.

    Chia sẻ một cách chân tình,
    Chi nói rằng cô không cảm thấy mình thực sự thuộc về Việt Nam, nhưng cô cũng không gắn bó với nước Mỹ.
    Cô hy vọng con đường nghệ thuật của mình sẽ giúp những người giống như cô cảm thấy được kết nối lại với nhau,
    và nếu họ không cảm thấy mình thực sự thuộc về đâu -
    giống như Chi - thì ít nhất họ cũng thuộc về nhau.


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tranh của Nguyễn Chi
    theo Huff Post/Dân Trí




     
    bé xíu, Sơn, kienthu and 4 others like this.
  5. julie

    julie Thần Tài Perennial member



    Đường ghập ghềnh đến thành công trên đất Mỹ


    Tôi kể lại chặng đường của tôi trên đất Mỹ và những gì tôi đạt được sau 5 năm định cư
    để các bạn có một cái nhìn đúng đắn về cuộc sống trên đất nước này.
    Đi sang Mỹ luôn là ước mơ của tôi từ khi còn học tiểu học.
    Có thể nói so với mặt bằng chung của người Việt Nam, tôi khá giỏi tiếng Anh từ trước khi sang Mỹ
    và luôn là học sinh ưu tú của trường. Khi sang Mỹ lúc tôi 22 tuổi
    , tôi đã rất hạnh phúc vì cuối cùng ước mơ cũng thành sự thật.
    Nhưng niềm hạnh phúc cũng chỉ được một tháng vì sau đó tôi bắt đầu đi
    làm cho một tiệm ăn nhanh của người Hoa.
    Khi còn ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ phải đi làm và luôn bị gọi là "công tử bột",
    nhưng ngay ngày đầu tiên đi làm, từ 9h sáng đến 9h tối tôi đã phải đứng suốt
    12-13 tiếng để phục vụ vì đó là nguyên tắc.
    Mỗi ngày tôi chỉ có 5-10 phút được ngồi để ăn trưa.
    Sau mỗi ngày làm việc, chân tay tôi rã rời.
    Mỗi tuần tôi phải làm 6 ngày. Công việc cực khổ, tôi vẫn có thể chịu được, nhưng bên cạnh đó,
    tôi còn bị khinh khi, miệt thị vì người quản lý tiệm và khách hàng cứ tưởng tôi ít học nên nạt nộ
    , coi thường tôi như những người nhập cư lậu lao động chân tay rất phổ biến ở Texas.
    Tôi chịu đựng được một năm để quen dần với cuộc sống ở Mỹ,
    sau đó tôi chuyển đi nơi khác và cũng làm cho một nhà hàng khác được hơn nửa năm.

    Tôi luôn muốn đi học trở lại vì giấc mộng Mỹ của tôi khá lớn nhưng tôi không thể đi học liền,

    vì tôi phải định cư ít nhất một năm mới được hưởng ưu đãi của người định cư.
    Nói thật, cho dù học cỡ nào với người nước ngoài ở Việt Nam, phát âm tiếng Anh của tôi vẫn rất tệ
    và lúc mới qua, người Mỹ nghe tôi nói chẳng hiểu gì hết và họ nói nhanh quá nên tôi cũng chẳng nghe kịp
    , cho dù điểm TOEFL trên giấy của tôi là 565 điểm.
    Vì thế tôi khuyên các bạn không nên tốn tiền để học Anh
    văn giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam làm chi vì chẳng bao giờ đúng được. Giáo viên dạy ở Việt Nam
    toàn là Tây ba lô đến từ khắp nơi trên thế giới nên trình độ của họ cũng thấp lắm.
    Thậm chí họ còn phát âm sai bét vì họ phát âm theo tiếng địa phương của họ.
    Vì thế tôi khuyên các bạn chỉ cần học đọc, viết, nghe băng và tập nói chuyện với nhau tại các câu lạc bộ tiếng Anh là đủ rồi.
    Sau một năm rưỡi định cư, tôi thi xếp lớp và được học thẳng vào
    chương trình đại học tại một trường cao đẳng cộng đồng (Community College) vì học phí rẻ hơn đại học (University) rất nhiều.
    Tôi quyết định học lại từ đầu cho dù trước khi đi Mỹ, tôi đang là sinh viên năm 4 của Đại học Mở, vì hai lý do:
    thứ nhất, hỗ trợ tài chính của chính phủ chỉ xét cho sinh viên học từ năm nhất.
    Thứ hai, ước mơ của tôi là học trường nha khoa, một trong hai ngành khó vào nhất nước Mỹ (Nha khoa và Y khoa).

    Nha khoa và y khoa rất khó vào vì đó là hai ngành có thu nhập cao hàng top trên nước Mỹ.
    Để vào được các trường này, điểm số trung bình các môn học (GPA) sau 3 năm đầu tiên
    phải nằm trong top 10. Điểm thi xét tuyển (DAT cho nha khoa và MCAT cho y khoa)
    phải càng cao càng tốt. Ngoài việc học ra, sinh viên phải hoạt động phong trào,
    gia nhập các câu lạc bộ của sinh viên, làm các công tác từ thiện,
    tình nguyện viên và nghiên cứu khoa học với giáo sư trong trường.
    Tất cả những tiêu chuẩn này sẽ được quy ra thành điểm số để cho vào công thức xét tuyển.
    Mỗi năm, riêng nha khoa, hơn 2.000 bộ hồ sơ dự tuyển được nộp vào một trường
    . Sau đó máy tính sẽ chọn ra 300 người có điểm số cao nhất để phỏng vấn và cuối cùng chỉ có 85-90 người được chọn để theo học tại một trường.
    Khi biết ước mơ của tôi, ai cũng nghi ngờ tính khả thi của nó vì họ nghĩ làm sao tôi “đấu” lại người Mỹ
    trong khi tiếng Anh của tôi còn quá hạn chế, và tôi lại mới qua đây chưa được bao lâu.
    Khi mới vào mùa học đầu tiên, mọi thứ cực kỳ khó khăn với tôi vì tiếng Anh còn rất hạn chế,
    nhất là ngôn ngữ khoa học, toán, chuyên ngành. Mọi thứ quá khác lạ, mới mẻ,
    nhưng tôi quyết tâm học ngày học đêm để đạt được điểm số cao nhất.
    Tôi quyết định không đi làm vì tôi muốn học tốt để có học bổng dành cho sinh viên giỏi trong mấy mùa sau.
    Tôi đã thành công. Mùa học đầu tiên tôi luôn đứng đầu tất cả các lớp và gây được ấn tượng
    rất tốt với các giáo viên trong trường. Tôi được họ đề cử cho đi dạy kèm hầu như tất cả các môn
    tôi đã học và tôi làm công việc đó suốt một năm.

    Sau một năm rưỡi, tôi chuyển lên đại học (Texas A&M University) và học tiếp hai năm
    với hỗ trợ toàn phần từ chính phủ và học bổng của trường.
    Mọi thứ ngoại trừ ăn ở với gia đình, tôi phải tự tìm hiểu và tự lo hoàn toàn.
    Bên cạnh việc học, tôi đã làm rất nhiều hoạt động xã hội,
    tình nguyện viên từ thiện và làm nghiên cứu sinh với giáo sư chuyên ngành di truyền.
    Tôi đã tốt nghiệp chương trình 4 năm đại học trong 3 năm rưỡi với tấm bằng thủ khoa
    (Summa Cum Laude) ngành sinh vật (Biology), một trong những ngành khó nhất của trường.
    Tôi được mời đi phỏng vấn và được nhận vào học ở cả ba trường nha khoa
    trong Texas mà tôi nộp hồ sơ dự tuyển. Đó là thành quả cực kỳ lớn với ngay cả người Mỹ,
    lại càng lớn hơn với người châu Á vì người Mỹ luôn được ưu tiên hơn.
    Tất cả những thành quả đó chỉ gói gọn trong hai từ, đó là “chăm chỉ”. Khi bắt đầu vào mùa học,
    hầu như tôi không đụng đến TV vì tôi muốn dành thời gian đó cho tập thể thao.
    Tất cả các ngày cuối tuần, thay vì đi chơi với bạn bè như đa số sinh viên Mỹ,
    tôi ở trong thư viện học bài từ sáng đến tối, học trước, học thêm,
    học kỹ vì tôi không thích “nước tới chân mới nhảy” và muốn duy trì mỗi ngày đều được ngủ đủ 8 tiếng.
    Tính kỷ cương và cần cù đã giúp tôi thành công trong một khoảng thời gian rất ngắn,
    giúp tôi làm những điều dường như là “không tưởng” và giúp tôi hòa nhập rất nhanh
    với cuộc sống nơi đất khách quê người từ hai bàn tay trắng.

    Sau cùng, tôi có lời khuyên như thế này: hãy luôn nhìn về phía trước
    , lên kế hoạch cụ thể để thực hiện hoài bão của mình. Bỏ lại sau lưng toàn bộ quá khứ “tươi đẹp” khi còn sống ở Việt Nam.
    Đừng nghĩ tới nó khi bắt đầu cuộc sống mới vì sự khó khăn chắc chắn sẽ là “không tưởng tượng nổi”
    và nếu cứ ôm “mối tình đẹp” với quê hương thì chắc chắn sẽ có ngày “đoàn tụ vĩnh viễn” với nó.
    Thế nhưng, tương lai, sự nghiệp, cơ hội trên đất Mỹ thì bao la, đừng nên bỏ lỡ.
    Tân Phạm



     
    bé xíu, Sơn, champiqn and 3 others like this.
  6. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    [FONT=&quot]'Lạc lõng' cậu nho sinh người Mỹ gốc Việt[/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Thiên An/Người Việt[/FONT]
    [FONT=&quot]HOUSTON, Texas (NV) -[/FONT][FONT=&quot]Có lẽ sẽ chẳng sai khi nói khó lắm mới có một người thứ hai như Daniel Nguyễn.
    Riêng bản thân chàng trai 20 tuổi này, anh tự mô tả mình là “một cậu nho sinh lạc lõng giữa thế kỷ 21.”[/FONT]

    [FONT=&quot]Sinh ra và lớn lên tại Mỹ nhưng tự tìm hiểu các tác phẩm chữ Hán-Nôm thời Nguyễn
    để dịch sang tiếng Anh cho bạn bè bản xứ cùng đọc, anh chàng "khác người"
    này đang cố gắng thực hiện những điều mà ít ai nghĩ đến.[/FONT]





    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn, tên tiếng Việt ba mẹ đặt là Nguyễn Thụy Đan, có bút hiệu là Tử Hạ.
    Sinh ra và lớn lên tại Sacramento, California, anh cho biết gia đình phía bên ngoại trước đây có người từng là quan triều Nguyễn
    . Đó cũng là một trong những lý do khiến Daniel bắt đầu mò mẫm tìm hiểu về văn hóa của giai đoạn này.[/FONT]

    [FONT=&quot]Trên trang blog và Facebook của Daniel, người ta có thể đọc được những bài giới thiệu về các tác phẩm thơ bằng chữ Hán của nhiều thi nhân ngày xưa
    , như Phùng Khắc Khoan hay Phan Bội Châu, và tiểu sử tác giả.
    Trừ những đoạn ngắn chữ Hán, Nôm, hay Việt được trích nguyên văn,
    tất cả nội dung còn lại được viết bằng Tiếng Anh.[/FONT]
    [FONT=&quot]Daniel cũng tự làm thơ bằng chữ Hán-Nôm. Anh gọi sở thích này “thú tao nhã.” [/FONT]
    [FONT=&quot]“Trọc thế vô phương hoằng thánh đạo. Hỗn trần hà xứ vọng vương tôn,”
    Daniel ngâm nga vài câu anh thích nhất. Theo bản dịch của một người bạn Việt Nam của Daniel,

    [/FONT] [FONT=&quot]đoạn thơ có nội dung: “Đời đục khôn mong truyền đạo thánh. Bụi lòa nao chốn ngóng quân vương."[/FONT]




    [FONT=&quot]Cậu nho sinh hiện theo học một lúc hai ngành, âm nhạc và văn học, tại một đại học ở Texas. Những lúc rảnh rỗi, ngoài việc đọc và viết Hán-Nôm,
    Daniel dành thời gian để làm thêm như đánh đàn hoặc dạy kèm để kiếm tiền tự trang trải cuộc sống
    , và gặp gỡ, uống nước cùng bạn bè.[/FONT]
    [FONT=&quot]Daniel có giọng nói trầm ấm. từ tốn, rành rẽ cả hai thứ tiếng Anh-Việt,
    đôi khi lịch sự quá thành ra khách sáo bởi vì cách dùng những từ ngữ cổ mà anh học được từ các bài thơ,
    văn mấy thế kỷ trước nay ít ai dùng. [/FONT]
    [FONT=&quot]Dù gì thì khi trò chuyện với Daniel, người đối diện cũng cảm nhận được một vẻ nho sinh rất dễ mến
    và một niềm đam mê mạnh mẽ dành cho văn hóa Việt.[/FONT]

    [FONT=&quot]Người Việt (NV):[/FONT][FONT=&quot] Tại sao em lại thích học chữ Hán/Nôm?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Dạ, có nhiều lý do. Không học Hán-Nôm,
    không thể hiểu sâu về đất nước và con người Việt Nam. Sống ở hải ngoại mà không muốn bị mất gốc, ắt phải hiểu biết văn hóa quê cha đất tổ.
    Chưa hiểu biết, lấy gì mà yêu. Em cũng rất tôn sùng đạo đức Khổng Tử,
    nên phải học chữ Hán mới đọc được kinh truyện thánh hiền.
    Ngoài ra, sống giữa xã hội tân tiến này, nhiều khi muốn gửi tâm sự vào vần thơ,
    nhưng lại không muốn thổ lộ tất cả tâm tình. Hán văn có tính súc tích.
    Muốn cho lời ít mà ý nhiều thì không có gì hay bằng dùng chữ Hán.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Em tự học như thế nào?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Em bắt đầu học chữ Hán từ năm 17, 18 tuổi gì đó.
    Ban đầu thì em hay mua sách hướng dẫn học cổ Hán văn mà học.
    Dùng cả sách tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bố mẹ em có giúp mua sách.
    Sau này toàn mượn sách thư viện về đọc. Em nghĩ em bỏ ra ít nhất là một hai tiếng mỗi ngày.
    Mấy năm đầu thì em hoàn toàn tự học. Sau này mới quen một hai người qua mạng,
    nhiều lúc cũng nhờ đến các anh chỉ giáo. Bạn bè thì cũng có dăm ba người thích văn chương,
    lịch sử... Thích thì thích, chứ không học Hán-Nôm.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Em sử dụng chữ Hán-Nôm vào việc gì?

    [/FONT] [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT][FONT=&quot] [FONT=&quot]Em học chữ Hán cốt để đọc sách người xưa.
    Văn liệu nước ta từ đầu thế kỷ XX về trước phần lớn viết bằng văn Hán hoặc văn Nôm
    . Không biết Hán-Nôm, ắt phải dựa vào bản dịch hoặc bản phiên âm của người khác mà đọc.
    Song, sách vở vẫn có nhiều loại. Đọc sách thánh hiền để học đạo làm người.
    Đọc sách sử để biết thêm về văn hóa, lịch sử người Việt. Đọc văn thơ để tiêu sầu khiển muộn...
    Sau này em quen vài người ngoại quốc cũng quan tâm văn chương và lịch sử nước Việt nên em mới bắt đầu
    dịch văn liệu Hán-Nôm sang tiếng Anh. Có khi em viết thơ từ, gọi là cái thú tao nhã vậy.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Có khó khăn gì khi theo đuổi bộ môn này?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Theo đuổi thì không khó. Bền chí mới khó. Nhưng đối với em,
    đây là đam mê của riêng mình nên em cũng không thấy khó khăn gì cả.
    Có khi thấy sách muốn mua, mà đắt tiền quá, không mua được.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Lý do em mở blog Khoái Nhị Trà*?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Em mở blog cốt để truyền bá văn hóa và văn chương nước Việt,
    đặc biệt là văn chương tiếng Hán dưới thời Nguyễn (1802-1945) đến thời hiện đại.
    Trên mạng cũng có vài trang blog của người Hàn, toàn dịch thơ chữ Hán của người Hàn Quốc sang tiếng Anh.
    Thơ từ nước ta không phải không nhiều, không phải không hay. Không dịch, há chẳng tiếc sao.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Trong cuộc sống thường ngày, một ngày của em diễn ra như thế nào?

    [/FONT][FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT][FONT=&quot] [FONT=&quot]Thường thì em dậy đi lễ (em là tín đồ Thiên Chúa Giáo), đi học, rồi về nhà dạy đàn.
    Sách có chữ, "dục học văn, tiên học du" nghĩa là muốn học làm văn trước hết phải học đi chơi đã.
    Đương nhiên ở cái tuổi đôi mươi này phải có thời giờ rảnh để ra

    [/FONT]
    [/FONT] [FONT=&quot]quán xơi nước với bạn bè, đi đây đi đó, v.v... Ngoài thơ văn, em còn thích đi nghe nhạc, sáng tác nhạc. Tập tạ cũng có khi.[/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Em có khi nào bị cho là “khác người” khi có sở thích rất lạ? Em phản ứng ra sao?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Đương nhiên là bị nhiều lần rồi. Nhưng không phải vì thế mà nản chí.
    Ông Tản Đà có câu rằng: "Một tấm thân người nam nhi,
    không phải của riêng một mình mình mà là của nước tổ Hồng Lạc hơn bốn nghìn năm,
    của xã hội hai mươi nhăm triệu người, của giang sơn ba mươi tư vạn lý..
    ." Em luôn ghi nhớ. Lui về ở ẩn là việc dễ. Dấn thân hành đạo mới khó.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Em nghĩ như thế nào về những cố gắng gìn giữ văn hóa Việt cho thế hệ trẻ tại Mỹ?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Em thấy nhiều người trẻ đã bị mất gốc hoàn toàn.
    Điều đó không đáng trách bằng sự vô tâm của nhiều người lớn trước cái cảnh thê thảm này.
    Làm người Việt, làm sao không thể yêu mến tiếng Việt? Làm sao không thể học sử Việt?
    Làm sao không thể hiểu biết về cha ông? Việc gìn giữ văn hóa Việt là một việc rất cần thiết.
    Không những chỉ gìn giữ văn hóa, mà còn phải phát triển văn hóa nữa.
    Nhưng phải lo việc gốc rồi sau mới lo việc ngọn. Việc gốc là làm thế nào cho thế hệ trẻ rành tiếng Việt.
    Rành tiếng Việt mới hiểu cha ông. Hiểu cha ông mới có tâm huyết với đồng bào và đất nước.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Mong ước cho tương lai?

    [FONT=&quot]Daniel Nguyễn:[/FONT] [FONT=&quot]Ngoài những mục đích cá nhân,
    em chỉ mong có công giúp một tay trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa cha ông mà thôi.
    Hiện tại em đang sưu tầm tài liệu để dịch tập Hoàng Việt Thi Tuyển của Tồn Am tiên sinh sang tiếng Anh.[/FONT]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]NV:[/FONT][FONT=&quot] Cám ơn em đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.[/FONT]

     
    bé xíu, Sơn, champiqn and 3 others like this.
  7. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Cách kiểm tra iPhone bị khóa iCloud (Activation Lock) khi mua máy cũ

    (GenK.vn) - Một số thủ thuật khi mua iPhone/iPad cũ tránh bị khóa Activation Lock trên iOS 7.



    Chức năng iCloud trên iOS 7 khi kích hoạt Find My iPhone yêu cầu phải nhập đúng mật khẩu tài khoản trước đó mới có thể vô hiệu hóa, đồng thời tính năng Activation Lock cũng được kích hoạt cùng thời điểm. Activation Lock kích hoạt đồng nghĩa với việc khi người dùng restore thiết bị phải nhập tài khoản iCloud cũ để sử dụng máy, nếu không thiết bị sẽ bị khóa vĩnh viễn.


    [​IMG]


    Lợi dụng lỗi bảo mật trên, hiện tại một số cửa hàng kinh doanh iPhone cũ nhỏ lẻ đã thu mua máy bị trộm, sử dụng thủ thuật xóa tài khoản iCloud để khách mua máy cũ tránh nghi ngờ. Máy cũ mua tại các cửa hàng này có thể sử dụng bình thường tất cả các chức năng, tuy nhiên nếu người mua thực hiện restore máy, thiết bị sẽ bị khóa ngay lập tức và yêu cầu đăng nhập tài khoản iCloud của chủ nhân cũ.
    Trong thời gian qua GenK đã nhận được nhiều câu hỏi của độc giả gửi tới thông qua email info@genk.vn về vấn đề kiểm tra tình trạng máy có bị kiểm soát bởi iCloud hay không, đặc biệt khi tìm mua iPhone cũ.
    Bài viết này chúng tôi sẽ gửi tới độc giả cách kiểm tra máy trong hai trường hợp chưa jailbreak và đã jailbreak. Bạn đọc có thể theo dõi video phía dưới cùng phần tóm tắt nội dung.
    1. Với iPhone/iPad chưa jailbreak.
    - Truy cập Settings => General => Reset => Erase All Content and Settings
    - Sau khi reset máy sẽ tự khởi động lại và trở về màn hình kích hoạt. Nếu kích hoạt không yêu cầu nhập tài khoản iCloud cũ thì máy sử dụng bình thường không bị kiểm soát.
    - Trong trường hợp máy đặt mật khẩu giới hạn, yêu cầu người bán cung cấp mật khẩu để thực hiện reset.


    [​IMG]

    2. Với iPhone/iPad đã jailbreak.
    - Vào cydia cài đặt "afc2dd" từ source gốc BigBoss có sẵn và phần mềm iFile.
    - Sử dụng iFile hoặc iFunBox trên máy tính truy cập theo đường dẫn var => root => Library


    [​IMG]


    - Copy thư mục Lockdown trong Library sang vị trí khác (nên sao lưu trong máy tính).
    - Xóa thư mục Lockdown trong Library sau khi đã sao lưu.
    - Khởi động lại iPhone/iPad, máy sẽ trở về màn hình kích hoạt ban đầu. Nếu kích hoạt không yêu cầu nhập tài khoản iCloud cũ thì máy sử dụng bình thường không bị kiểm soát.


    [​IMG]


    Trong trường hợp máy yêu cầu nhập tài khoản iCloud nhưng người bán không nhớ tài khoản, copy lại file Lockdown đã sao lưu về vị trí cũ để sử dụng bình thường. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời, khi restore vẫn yêu cầu tài khoản và mật khẩu.
     
  8. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Lưu ý quan trọng khi mua iPhone, iPad chạy iOS 7: Activation Lock của iCloud

    Nếu là một người sử dụng iPhone, iPad hoặc là một người đam mê công nghệ, chắc hẳn các bạn đều biết từ phiên bản iOS 7, iCloud của Apple có thêm tính năng bảo mật mới với tên gọi Activation Lock. Bên cạnh những ưu điểm mà Activation Lock mang lại, tính năng này đã và đang khiến nhiều người lâm vào tình trạng "dở khóc dở cười", nhất là với những người mua thiết bị iOS đã qua sử dụng từ người khác.
    Trước kia, để quyết định sở hữu một iPhone hay iPad cũ, điều bạn cần quan tâm lớn nhất chính là các thông số kỹ thuật của máy, kiểm tra màn hình hay độ mượt trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, với iOS 7, điều bạn cần lưu ý lớn nhất lại chính là tài khoản iCloud, bởi chỉ cần một chút bất cẩn, thiết bị của bạn sẽ dễ dàng trở thành… “cục gạch”.
    Tại sao iCloud lại quan trọng trong iOS 7?

    Thời gian qua, thị trường di động Việt Nam đã chứng kiến những thông tin iPhone 5s, iPad Air khóa iCloud được thu mua với giá 5 triệu đồng. Bạn đừng quá ngạc nhiên bởi thiết bị chạy iOS 7 nếu không có tài khoản iCloud hoặc quên mật khẩu iCloud sẽ bị khóa máy vĩnh viễn khi cài đặt lại hay nâng cấp phần mềm, vì thế chúng thường được bán với giá rất rẻ.


    Thực tế, iCloud là tài khoản giúp bạn có thể tự động sao lưu những dữ liệu như hình ảnh, danh bạ,… lên “mây”. Bạn cũng có thể bật tính năng Find My Phone để khi bị mất máy, bạn có thể khóa máy từ xa, xóa dữ liệu… Tuy nhiên, nếu như đối với iOS 6, đây đơn thuần chỉ là công cụ lưu trữ đám mây thì từ phiên bản iOS 7, iCloud có thêm tính năng bảo mật mới với tên gọi Activation Lock. Tính năng này hiện được tích hợp cùng với Find My iPhone và được kích hoạt trong cài đặt iCloud của iPhone, iPad.



    [​IMG]


    Bật Tìm iPhone cũng đồng nghĩa với kích hoạt Activation Lock
    Khi kích hoạt, bạn có thể thực hiện khóa máy từ xa. Điều này rất có ích khi bạn bị mất máy, kẻ trộm không thể restore thiết bị nếu không có mật khẩu. Nhưng bên cạnh đó, nhược điểm lớn nhất của tính năng này là mỗi khi restore thiết bị, bạn đều phải nhập lại tài khoản iCloud cũ, nếu không máy của bạn sẽ bị khóa vĩnh viễn. Hiện tại, Activation Lock chưa có bất cứ công cụ nào "vượt mặt" được. Vì vậy, nếu đang sở hữu một iPhone, iPad, tốt nhất là bạn phải ghi nhớ kỹ tên đăng nhập và mật khẩu iCloud, để có thể bật, tắt Activation Lock một cách dễ dàng. Còn nếu bạn có nhu cầu bán máy, bạn nhớ phải tắt chức năng Activation Lock để người mua có thể sử dụng máy bình thường mà không bị khoá.
    Cách kiểm tra iCloud khi mua iPhone, iPad cũ

    Đây là một thao tác vô cùng quan trọng. Vì vậy, khi mua iPhone hay iPad cũ chạy iOS 7, bạn cần phải kiểm tra máy có kích hoạt chức năng Activation Lock (Find My iPhone đang bật ON) hay không. Nếu kích hoạt, bạn hãy yêu cầu người bán tắt chức năng này bằng cách đăng nhập tài khoản iCloud, tắt Find My iPhone và sau đó xóa tài khoản iCloud này trên máy.
    [​IMG]

    Người dùng phải nhập đúng tên, mật khẩu iCloud để có thể tắt Activation Lock
    Làm thế nào để biết iCloud bị khóa?

    Như đã lưu ý ở bên trên, nếu như chủ cũ của iPhone, iPad lỡ quên mật khẩu iCloud cũng sẽ đồng nghĩa với việc không thể tắt tính năng Activation Lock cũng như không thể xóa iCloud. Vì vậy, chẳng may bạn mua phải thiết bị này, việc nâng cấp hệ điều hành hoặc restore hay reset lại máy sẽ biến thiết bị của bạn thành “cục gạch”. Tuy nhiên, hiện nay trên một số diễn đàn công nghệ đang nổi lên một số bài viết “Xóa tài khoản iCloud trên iOS 7 không cần mật khẩu”. Thực hư của điều này như thế nào?
    Thực tế, sử dụng thủ thuật xóa tài khoản iCloud nói trên chỉ có thể giúp bạn đăng nhập bằng một tài khoản iCloud khác và sử dụng bình thường tất cả các chức năng. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện restore máy, thiết bị sẽ bị khóa ngay lập tức và yêu cầu đăng nhập tài khoản iCloud của chủ nhân cũ. Vì vậy, khi không có mật khẩu, máy của bạn sẽ hoàn toàn “yên nghỉ”.
    Bạn có thể kiểm tra máy đã bị khóa iCloud bằng cách sau: Đầu tiên, bạn hãy truy cập Settings => General => Reset => Erase All Content and Settings. Sau khi reset, iPhone hay iPad của bạn sẽ tự khởi động lại và trở về màn hình kích hoạt. Nếu máy không yêu cầu nhập tài khoản iCloud thì bạn có thể yên tâm chờ đợi và sử dụng. Ngược lại, máy đã bị khóa iCloud sẽ yêu cầu bạn phải nhập mật khẩu để thực hiện reset. Bạn hãy hỏi người bán máy cho bạn để lấy mật khẩu và điền vào là xong. Còn nếu không có mật khẩu, máy của bạn sẽ trở thành một cục chặn giấy đắt tiền và không thể dùng được nữa.
    Với một vài lưu ý về iCloud trong bài viết trên, hy vọng các bạn sẽ không bị mắc lừa khi chọn mua iPhone hay iPad cũ chạy iOS 7. Nếu bạn cảm thấy những thông tin trong bài viết trên quá khó nhớ, bạn chỉ cần ghi lại một điều duy nhất: Nên yêu cầu chủ sở hữu iPhone, iPad reset máy trước khi mua lại, để đảm bảo mình mua được một thiết bị “sạch” và an toàn!
    Hà Thanh
    Theo ShortLink
     
  9. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    “Ký ức về ngày cuối cùng của vợ cứ mãi ám ảnh tôi..."

    [​IMG]Của Cộng Đồng Phụ Nữ Công Sở | Phụ nữ ngày nay – Thứ sáu, ngày 19 tháng chín năm 2014

    “Bố ơi, mẹ đi chợ về chưa?”, câu nói này của con cứ ám ảnh tôi quá.
    Từ ngày vợ mất, đây là câu cửa miệng của con bé nhà tôi.

    Đây là lần đầu tiên tôi trải lòng về những mất mát lớn lao của cuộc đời mình.
    Lâu nay tôi luôn kìm nén sự yếu đuối. Tôi sợ rằng một khi đã mở van cảm xúc
    thì tôi sẽ lại chìm đắm trong đau khổ không dừng lại được.
    Gần 1 năm trước, vợ chồng tôi cãi nhau.
    Vợ tôi đứng dậy xách xe định đi, tôi đang giận nhưng vẫn mắng yêu như một thói quen “Đang cãi nhau mà
    , cô lấy xe của tôi đi cầm cho bõ ghét đấy à?”.
    Vợ tôi phì cười “tôi đi chợ nấu cho người dưng ăn”.
    Thế rồi chiều ấy, vợ tôi đi luôn và không bao giờ về với bố con tôi nữa.
    Hôm ấy, vợ tôi đã gặp một tai nạn giao thông trên đường.
    Tôi ân hận và trách cứ mình ngàn lần. Bố con tôi đã mất đi một chỗ dựa chỉ trong tích tắc.

    Con gái tôi từ ngày mẹ mất trở nên quấy quá. Cứ mỗi tối đến, nó lại nhớ mẹ và khóc đòi mẹ phải về.
    Tôi không biết dỗ con bằng cách nào, hai bố con đành khóc cho đến khi mệt lả rồi tự động đi vào giấc ngủ.
    Trong cơn mơ, con tôi nức nở, còn tôi lại quờ tay sang tìm vợ trong vô thức để thấy cánh tay mình nhẹ hẫng và lạnh lẽo.
    Sáng tôi đưa con đi học, con đeo chiếc cặp nhỏ sau lưng, còn tôi xách
    cái túi đựng laptop chở nhau đến trường. Các cô và phụ huynh trong lớp con biết chuyện nên ai cũng muốn giúp một tay.
    Người xuýt xoa khen bố giỏi, người nhiệt tình dắt hộ con vào lớp, người thì ái ngại nhìn 2 bố con tôi xoay xỏa.
    [​IMG]


    Sáng đưa con đi học, chiếc cặp nhỏ sau lưng, hai bố con tôi đến trường.
    Các cô và phụ huynh khác biết chuyện nên ai cũng muốn giúp một tay (Ảnh minh họa)





    Tôi làm đàn ông bao nhiêu năm mà chưa bao giờ được phụ nữ quan tâm đến thế.

    Giờ vợ không còn nên tôi nổi bật nhất còn gì. Cả trường toàn là mẹ đưa đón con đến lớp,
    cho con ăn sáng ngoài cổng trường... chỉ mình tôi là đực rựa. Hôm nào tôi cũng cố nghĩ ra những điều hài hước để đỡ bi quan.
    Nhưng lần nào tôi cũng thất bại, chỉ thấy thêm nhớ vợ quay quắt.
    Nhiều lúc con bé cứ thơ ngây hỏi: "Bố ơi, khi nào thì con lớn bằng mẹ hả bố?".
    Tôi trả lời con rằng: "Nhanh lắm con à, một ngày không xa con sẽ lớn hơn cả mẹ.
    Năm con 7 tuổi, mẹ con 33 tuổi. Năm con 10 tuổi, mẹ con 33 tuổi.
    Năm con 30 tuổi, mẹ con cũng sẽ vẫn 33 tuổi. Mẹ con sẽ trẻ mãi như lúc này.
    Mẹ con khôn lắm, ra đi khi đời đẹp nhất.
    Còn như bố, sau này già yếu hom hem thì lúc lên ảnh thờ như mẹ con kia sẽ xấu lắm.
    Có khi sang thế giới bên kia mẹ con lại chê bố già không yêu nữa".

    Có hôm, hai bố con về nhà chiều tối thì thấy cửa đã mở sẵn, ánh điện hắt ra ngoài.
    Khi ấy, con bé nhà tôi lại reo lên “A mẹ đi chợ về”. Nghe con nói thế,
    tôi giống như một thằng mất trí, lâu nay đã quen với cảnh nhà cửa ảm đạm
    mỗi khi về nên bây giờ thấy thế liền quên mất mình đang ở thực tại.
    Trống ngực đập thình thình, tôi cứ nghĩ vợ về. Tôi nghĩ cô ấy sẽ chạy ra,
    hôn hai bố con mỗi người một cái. Cái đó khi sực tỉnh, tôi biết người ta gọi là mơ giữa ban ngày,
    nhưng ước gì tôi được sống mãi với giấc mơ đó.
    Đúng lúc đó, mẹ vợ tôi xuất hiện trước mắt,
    đánh thức hai bố con tôi đang mơ màng ảo tưởng.
    Thì ra là bà mới lên thăm cháu và đã vào nhà phụ giúp dọn dẹp (bà cũng có chìa khóa nhà tôi).
    Thấy bà, con bé lại khóc “Không phải mẹ, không phải mẹ”.
    Con lại quay ra hỏi bà: “Mẹ cháu đi chợ về chưa bà?”. Bà ngoại sững sờ rồi lén đỏ hoe đôi mắt.
    Còn tôi lại rưng rưng vì nhớ vợ.


    [​IMG]


    Phải mạnh mẽ lên để một ngày nào đó con lại hỏi “mẹ đi chưa về?”
    thì tôi sẽ dõng dạc nói cho con sự thật (Ảnh minh họa)





    Gần đây vì thời tiết mệt mỏi, lại thêm cảnh gà trống nuôi con nên tôi thấy mình kiệt sức.
    Mỗi chiều về, người tôi lại ngây ngấy sốt. Rồi cứ mỗi lần sốt là tôi lại nhớ tới vợ tôi.
    Trong tôi lại hiện hữu cái buổi chiều cuối cùng hai vợ chồng bên nhau,
    chúng tôi cãi nhau, cô ấy xách xe đi chợ.
    Gần 1 năm trôi qua rồi mà ký ức về cái ngày cuối cùng ấy trong tôi vẫn y như thế với biết bao dằn vặt,
    trách cứ mình. Rốt cuộc thì vợ vẫn tàn nhẫn rời bỏ bố con tôi thật sự rồi.
    Nếu không có con gái ở bên, có lẽ tôi chẳng còn muốn sống trên đời này nữa.
    Nhưng vì con gái, tôi biết mình không thể chìm nghỉm vào hố sâu mất mát như một kẻ chết đuối nữa.
    Tự nhủ mình phải thật mạnh mẽ lên nhưng tôi vẫn không biết làm thế nào
    nếu một ngày kia con gái tôi hỏi lại câu “Bố ơi, mẹ đi chợ về chưa?”?
    Lúc ấy, tôi có nên nói dõng dạc hết sự thật cho con và chính mình biết không?


    MASK



     
  10. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Việt Kiều ở Mỹ trúng số 228 triệu USD

    Thứ Bảy, 10:43 27/09/2014
    (NLĐO)- Công ty xổ số bang California- Mỹ ngày 26-9 thông báo anh Vinh Nguyễn – một Việt Kiều đang sinh sống tại Mỹ, đã trúng số độc đắc 228, 4 triệu USD.



    Vinh Nguyễn là người duy nhất trúng giải độc đắc trong phiên xổ số tối 24-9 với tờ vé số Powerball mang các số 7, 14, 24, 41, 21 và 2 số cuối là 26. Sau khi có kết quả xổ số, anh đã lập tức đến nhận giải trong ngày 25-9.



    [​IMG]


    Tờ vé số trúng độc đắc của Vinh Nguyễn. Ảnh: Twitter​




    Dù Vinh Nguyễn không muốn trả lời phỏng vấn với truyền thông nhưng anh cũng đồng ý chia sẻ đôi chút về cuộc sống của mình trước khi trúng số. Anh là một thợ làm móng tay sống tại thành phố San Mateo, bang California. Khi biết mình đã trúng giải độc đắc, anh bày tỏ: “Tôi đã đọc các con số và không thể tin nổi là mình đã trúng giải".


    [​IMG]


    Hiệu làm móng tay nơi Vinh Nguyễn làm việc​


    Vinh Nguyễn đã chơi vé số trong suốt 5 năm qua. Anh cho biết số tiền dành ​
    mua vé số
    mỗi tuần tùy theo số “tiền boa” nhận được từ khách khi làm việc. Để dự thưởng trong phiên xổ số ngày 24-9, anh đã chi tổng cộng 30 USD để mua 15 tờ vé số Powerball, trong đó có tờ vé trúng giải độc đắc. Anh giải thích: “Tôi tự chọn các con số trên tờ vé số mình mua một cách ngẫu nhiên thôi, bất kỳ con số nào xuất hiện trong đầu tôi sẽ chọn số đó”.​
    Vinh nói với Công ty xổ số California rằng anh “chỉ muốn là một người bình thường” nên hiện chưa có kế hoạch cụ thể nào cho số tiền trúng giải. Anh đã chọn phương thức nhận dần từng phần của số tiền trúng độc đắc 228.467.735 USD trong vòng 30 năm.



    [​IMG]


    Cửa hàng nơi Vinh Nguyễn mua tờ vé số. Ảnh: Twitter​

    Tờ vé số trúng độc đắc được anh Vinh mua tại cửa hàng tiện lợi Dehoff’s Key Market tại số 500 đường South Norfork ở thành phố San Mateo. Cửa hàng cũng được nhận thưởng 1 triệu USD vì đã bán tờ vé số trúng giải này. Chủ cửa hàng cũng cho biết sẽ dùng số tiền thưởng này để nâng cấp cửa hàng và chi cho một số kế hoạch khác.


    K.Khánh (theo ABCNews, NBC Bay Area)
     
    julie thích bài này.
  11. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Giờ tôi chỉ thèm được ăn cơm hến với mẹ mà có được đâu...

    (NLĐO)- Hồi nhỏ, hở một cái là tôi giận dỗi, cằn nhằn, trách móc sao mẹ không cho anh em tôi cuộc sống sang giàu... Giờ đây, tôi chỉ thèm được ăn cơm hến với mẹ mà có được đâu...

    Hồi nhỏ, mỗi lần mẹ dọn cơm, thấy có dĩa hến trên bàn là tôi phụng phịu: "Lại hến!". Mẹ tôi dỗ dành: "Ráng ăn để có sức đi học. Chừng nào có tiền, mẹ mua thịt heo cho ăn".
    Tôi hiểu cái "chừng nào" của mẹ có khi là 1 tháng, cũng có khi là 3 tháng nên bỏ lơ. Tôi cũng hiểu, ngày mai, ngày mốt, bữa cơm của mấy mẹ con nếu không phải ốc hến thì cũng là tép rong chấy, cá bống kho tiêu mặn quéo lưỡi. Nhưng phải công nhận, tôi cao 1,65 m cũng là nhờ những bữa cơm ốc hến của mẹ ngày thơ bé. Hến kho, hến xào hành lá, hến xào sả ớt, hến rang me cuốn bánh tráng, hến nấu canh mướp, bánh canh hến và sau này mẹ tôi còn có món mắm hến "hôi rình, thúi hoắc" mà không ở đâu có, đúng hơn là chẳng ai làm.



    [​IMG]



    Nhà tôi ở đầu cồn. Hến thì quanh năm lúc nào cũng có. Mùa nước cạn sau Tết, thỉnh thoảng tôi hay xách rổ theo chị tư đi bắt hến. Những con hến nằm chi chít trên bãi, chỉ cần lấy ngón tay trỏ vít lên là bắt. Tuy nhiên, bắt hến kiểu này chỉ là bắt chơi cho vui chớ không có nhiều. Muốn bắt nhiều phải ra sâu dưới nước, cào đất vô cái rổ xúc, sau đó đãi bùn, còn lại hến. Mỗi lần đãi được cả chén hến.
    Mỗi con nước, chị tư với anh ba đãi được cả giạ hến, lớp người ăn, lớp cho vịt ăn. Biết tôi ngán nên lần nào bắt hến về, anh ba cũng lựa những con "hến chúa" để riêng làm món hến rang muối cho tôi. Đó là những con hến bự nhất, có con bằng ngón chân cái.



    [​IMG]



    Nói "hến rang muối" cho sang vậy chớ thật ra chỉ là bỏ mấy con hến vô chảo, cho thêm mấy hột muối, đậy nắp lại bắt lên bếp. Làm món này được cái rất nhanh, chỉ tích tắc là hến mở mắt, những con hến mập thù lù, trắng phau, tôi lấy cái gai quýt, ghim từng con bỏ vô miệng. Anh ba ngồi kế bên nhìn tôi ăn chảy nước miếng nhưng không dám xin bởi trong một rổ xúc hến, chỉ lựa ra được chừng một tô "hến chúa".
    Ở đời cái gì thừa thãi thì chẳng có giá trị, cũng như con hến đối với tuổi thơ tôi. Sau này khi tôi lớn lên, có lẽ do người ta bắt nhiều quá nên hến cũng ít dần. Tôi đi học trên thị xã, mỗi lần về, anh ba lại xách cào ra ngã ba sông lặn cào hến về để mẹ nấu bánh canh cho tôi ăn. Thế nhưng trong các món hến của mẹ, tôi thích nhất là món mắm hến, sản phẩm của những ngày nghèo khó. Sau này lớn lên, tôi ít thấy mẹ làm, tôi hỏi thì mẹ cười: "Hồi đó thấy tụi con ăn riết ngán quá nên làm bậy bạ chớ có ai chỉ dạy đâu?".



    [​IMG]



    Đúng là cái khó làm ló cái khôn. Cạnh nhà tôi có bác hai làm nghề đi buôn đường dài. Trong một chuyến buôn hàng ra miền Trung, bác hai đem về cho mẹ tôi hủ mắm sò. Hôm đó anh ba nhấp được mấy con cá lóc, mẹ quyết định không bán mà để lại nướng trui cho anh em tôi cuốn bánh tráng chấm mắm sò "ăn cho đã một bữa".
    Hôm đó tôi để ý thấy mẹ cứ cầm hủ mắm sò lên săm soi. Kết quả là chừng một tháng sau, mẹ tôi cho "ra lò" một món mới trong họ hàng nhà hến: mắm hến. Nói thật, lúc đầu tôi không chịu nổi cái mùi "thúi hoắc, hôi rình" của món mắm kỳ khôi ấy.



    [​IMG]



    Mãi đến khi chỉ còn lại một chút dưới đáy hủ, mà hôm đó nhà cũng không còn gì ăn, sẵn anh ba đi chao được mớ tép tong, mẹ hấp lên để cuốn bánh tráng, tôi mon men gắp một con tép nhỏ xíu bằng cái đầu tăm nhang chấm vô chén mắm, dè dặt đưa lên miệng. Tôi nhằn nhằn con tép bằng mấy cái răng cửa chớ không phải nhai bằng răng hàm. Cái vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt bắt đầu kích thích tuyến nước bọt. Tôi tiếp tục gắp một đũa tép bỏ vô cái lá đậu rồng gói lại, chấm mắm, nhai, nuốt. Lần sau nữa, tôi thêm mấy cọng hành luộc cuốn chung với tép... "Ê nhỏ, ăn từ từ, làm gì dữ vậy, mắc cổ bây giờ". Anh ba lấy đũa gõ gõ vô chén mắm. Tôi chu mỏ: "Mấy bữa trước em đâu có ăn?".
    Mẹ tôi chỉ làm mắm hến mỗi năm vài lần vì mẹ nói ăn mắm nhiều không tốt. Chính vì vậy mà cái sự "quý, hiếm" của mắm hến càng được tăng lên gấp bội phần. Mẹ lựa những con "hến chúa" ngâm với ớt một đêm cho nhả hết bùn, sau đó ngâm lại với nước muối chừng 1 giờ rồi lấy dao tách vỏ ra, chỉ lấy phần vỏ hến có dính ruột.



    [​IMG]



    Xong đâu đó, mẹ trộn đều hến với muối hột. Tỏi, ớt đâm nhuyễn; củ riềng xắt sợi thật nhuyễn. Tất cả cho vô trộn chung với hến. Đặc biệt, làm món mắm hến, tôi thấy mẹ cho rất nhiều tỏi, một keo mắm nhỏ mà tới 1 chén tỏi. Sau khi trộn chung các thứ, mẹ cho vô keo, gài chặt rồi đậy nắp thật kỹ, có 2-3 lớp bọc ni lông đậy ở trên.
    Hủ mắm được đem phơi nắng. Ngày nào tôi cũng thấy mẹ cầm hủ mắm dốc ngược thật nhanh mấy lần, nói là để cho mắm ngấm đều, không bị trở. Chừng 1 tháng thì mắm ăn được. Mỗi lần ăn, mẹ chắt lấy chừng nửa chén cái thứ nước "đen thui, thúi hoắc, hôi rình" đó trộn thêm chanh, đường, khóm; thêm tỏi, ớt tươi cho thơm.
    Tôi nhớ có lần xóm dưới có người làm heo, mẹ mua đồ lòng và thịt ba rọi về luộc. Hôm đó đối với anh em tôi đúng là đại tiệc. Anh ba hái về một thúng rau, nào là cải trời, cải đất, ngò gai, tía tô, đọt chiết, đinh lăng, lá lụa, húng quế, lá đậu rồng non, rau tai tượng...
    Anh em tôi ăn thật khí thế, chẳng mấy chốc mà mọi thứ đã hết veo. Đến lúc đó, mẹ tôi mới nói: "Tụi con biết bữa nay là ngày gì không? Là ngày mẹ cuốn quần áo trốn ngoại theo ba. Hồi đó ngoại bắt gả mẹ cho con ông ghe chài trên Châu Đốc, mẹ không chịu vì đã hứa thương ba...".
    Năm đó tôi 12 tuổi. Lần đầu tôi nghe mẹ nói nhiều chuyện về ba như vậy. Chuyện tình yêu của ba mẹ nhiều trắc trở và kết thúc không có hậu vì ba ra đi quá sớm. Mẹ tôi đã ở vậy nuôi anh em tôi. Nhiều người muốn chắp nối nhưng mẹ không ưng ai cả. Và anh em chúng tôi đã lớn lên ở xứ cồn ấy trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ.



    [​IMG]



    Mãi sau này lớn lên, lấy chồng, sinh con tôi mới hiểu hết cái cực nhọc của mẹ khi một mình nuôi 4 đứa con sau khi ba tôi chết mất xác trong một lần bị chìm ghe ở Bắc Mỹ Thuận. Vậy mà hồi nhỏ, hở một cái là tôi giận dỗi, cằn nhằn, trách móc sao mẹ không cho anh em tôi cuộc sống sang giàu như đám bạn trong lớp.
    Giờ tôi chỉ thèm được ăn cơm hến với mẹ mà có được đâu...

    Minh Hiên
     
  12. Ayumi

    Ayumi Thần Tài

    Đọc xong tự nhiên cảm động chảy nước mắt . Thanks huynh chia sẽ bài hay và ý nghĩa :tea:
     
  13. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Hihihi đọc bài đầu của topic này chắc khóc luôn nà hihii
    Thanks nhé!
     
  14. Ayumi

    Ayumi Thần Tài

    Mụi thương nhất đoạn " anh Ba xúc được Hến về nhường hết cho em gái ăn ăn Hến chúa . Nhìn em ăn mà chảy nước miếng hok dám xin ".. Nghe thương thật :SugarwareZ-039::SugarwareZ-039::SugarwareZ-039:
     
  15. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Sẽ rất thấm nếu mình là người miền Tây hay từng có thời gian sống ở Miền Tây đúng không hihi???
     
  16. Ayumi

    Ayumi Thần Tài

    Dạ mụi hok bít đúng hok vì mụi hok phải người MTay hay sống ở MTay vì mụi sống ở Sì gòn . Nhưng hok hiểu sao mụi thấy tình cảm anh em mấy gd nghèo ớ quê hình như họ thương iu đùm bọc nhau hơn những gd khá giả ? Hok bít có đúng vậy hok huynh hay là mụi cảm nhận sai ?
    Mụi thấy mấy cháu nhà mụi trạc mười mấy tuổi ngày nào cũng cãi nhau chí chóe như chó zới mèo . Đến bữa cơm thì đồ ăn đầy bàn mà cứ chê ỏng eo .. Nhìu khi bực mình muốn uýnh tụi nó một trận :115: để mụi đưa cái bài này ra cho tụi nó đọc .. Thanks huynh :tea:
     
  17. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Hiihi biết giải thích hay chia sẻ thế nào nhỉ?Nhưng nhận xét của mụi rất hay và mình nghĩ có những giá trị mình không thể mua được bằng tiền bạc hay vật chất.
    :tea::tea:
     
  18. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Những người không nên ăn xôi



    Những người không nên ăn xôi

    Theo GiadinhNet - Thứ Bảy, ngày 27/9/2014 - 09:04

    Xôi là món ăn dân dã quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Tuy nhiên không nên ăn nhiều.


    Xôi chứa nhiều calo hơn bạn tưởng. Xôi nấu từ gạo nếp, cộng thêm các loại đậu, dừa nạo, vừng... cung cấp cho bạn tới 600 calo/đĩa xôi (trong khi 1 bát phở chỉ chứa 400 calo). Đó là còn chưa kể bạn ăn các loại xôi gà, xôi thịt, xôi trứng....
    Nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ, không nên ăn xôi thay ăn cơm. Đặc biệt, những người sau đây không nên ăn xôi.
    Xôi là món ăn dân dã quen thuộc gắn bó trong cuộc sống thường ngày của mỗi người. Là món được ưa chuộng từ trẻ nhỏ, người già, từ học sinh, cho đến người đi làm. Chắc hẳn bạn cũng nằm trong số đó.
    Mặt khác, xôi được gọi là "thực phẩm sạch", bởi nó không có hóa chất như: bún, miến, phở..
    Tuy nhiên không nên ăn nhiều. Bởi bất cứ thứ gì ăn nhiều quá cũng không tốt. Nên ăn 1 tuần khoảng 2 lần là vừa đủ, không nên ăn xôi thay ăn cơm. Đặc biệt, những người sau đây không nên ăn xôi.

    [​IMG]



    1. Người béo
    Với những người muốn giảm béo thì cũng không nên lựa chọn món này vào thực đơn ăn sáng bởi xôi cũng làm từ hạt gạo mà ra, và cũng có nhiều tinh bột giống cơm. Chẳng qua xôi thì nấu ít nước hơn nấu cơm mà thôi.
    2. Người bị đau dạ dày
    Xôi không thích hợp cho người bị bệnh dạ dày bởi đỗ xanh, gạo nếp tuy lành nhưng nó lại tạo ra hơi khiến người bị dạ dày luôn ợ chua, khó chịu. Đó là chưa kể nếu bạn ăn xôi có thêm các thành phần như: hành , tỏi, tiêu...
    3. Người bị mụn nhọt
    Ăn nhiều xôi sẽ khiến bạn bị "nóng trong", dễ nổi mụn. Do đó người nào có cơ địa nóng thì nên hạn chế món này.


    Theo GiadinhNet
     
  19. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    Ảnh người đàn ông Việt 'nhặt vợ' gây bão Facebook Mỹ

    [​IMG]VnExpress.net – 17 giờ trướ

    Câu chuyện một người đàn ông "nhặt vợ và con người ta" khiến cộng đồng đặc biệt quan tâm.


    Trang facebook “Humans of New York” vừa đăng bức ảnh xúc động về một cặp vợ chồng người Việt.


    [​IMG]

    Bức ảnh đang gây bão trên Facebook

    Ngày 25/9, trang fanpage này đăng tải bức ảnh đôi vợ chồng trẻ người Việt với dòng chú thích kể lại chuyện "nhặt vợ và con người ta": "He found me and my son on New Year's Eve, sleeping in a construction site. We'd been forced out on the street after my husband abandoned us. He said: 'You shouldn't live like this, come home with me.' He let us live with him for months, and he never asked me for a thing, and he very good to my son. Sometimes I'd come home and find him carrying my son on his shoulders. After a few months, we developed romantic feelings for each other".
    Tạm dịch: Anh ấy tìm thấy tôi và con trai tôi vào ngày cuối năm. Khi đó chúng tôi đang ngủ ở một công trường xây dựng. Tôi bị chồng cũ đuổi đánh ra đường và không còn nhà để về. Anh ấy nói với tôi: "Em không nên sống như thế này nữa, hãy về nhà với anh". Anh ấy để mẹ con chung tôi sống chung nhiều tháng trời mà không hề đòi hỏi bất cứ thứ gì. Anh ấy còn đối xử rất tốt với con trai tôi. Thỉnh thoảng khi tôi đi làm trở về nhà, bắt gặp anh ấy đang công kênh con trai tôi trên vai. Sau vài tháng, chúng tôi bắt đầu có tình cảm với nhau.
    Câu chuyện của hai nhân vật trong bức ảnh đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Hiện tại bức ảnh đã nhận được hơn 330.000 lượt like, gần 12.000 lượt share.
    “Humans of New York” là tên gọi của một dự án do nhiếp ảnh gia Brandon Stanton sáng lập. Anh là người lượm nhặt câu chuyện của những con người bình thường và chụp ảnh họ rồi đưa lên blog, facebook. Trang fanpage của anh đến nay đã gần chạm mốc 10 triệu thành viên.
     
  20. nhadaututhongminh

    nhadaututhongminh Thần Tài Perennial member

    Bí kíp chiến thắng cho nhà đầu tư.....

    không có em nào đi lạc mà nhặt em.......:125:
     
    Nguyện Cầu, julie and phuongxa like this.