Bên lũy tre làng!

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi Sơn_@, 10/8/14.

  1. Trieutulong

    Trieutulong Thần Tài

    Huynh đệ nói quá lời rồi, thiệt lòng thấy hay nên tại hạ phải buộc lòng khen thôi! :140:
    Tại hạ sẽ cố gắng thu thập những tin túc có ý nghĩa nhất để cùng các huynh đệ đưa lên cho các ACE khác tham khảo!
     
    champiqn, Sơn, Phong Vân@ and 2 others like this.
  2. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    :126:bật phim Tam Quốc lên là thấy à đệ ui:125:...ẹc...ẹc...trốn thoai ko là bị h TTL trảm khữa...khữa:120::nhay::hehe:
     
  3. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    chời wơi.. sao máy tui chậm dữ vậy ta??? bực gòi, thôi đi có chút việc>>> Tổng chào nà :tea:
     
  4. Trieutulong

    Trieutulong Thần Tài

    Đa tạ huynh tỷ đã quan tâm đến đệ, đệ cũng có lời chào đến huynh tỷ!
    P/s: tỷ ơi đệ chỉ thích cái này :drunk: hơn cái này nha tỷ :tea:
     
  5. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    Cái nầy hay nè...ai...muốn cạo râu hem....hihihi

    Lỗi phái mạnh thường mắc khi cạo râu

    Một sai lầm phổ biến mà nam giới thường mắc là cạo ngược hướng râu mọc trên mặt. Điều này sẽ gây khó chịu ở vùng nhạy cảm gần cổ...


    Cạo râu là việc làm thường nhật của phái mạnh. Tuy nhiên, có những lỗi phổ biến mà họ không nhận ra. Steve Salecich, thợ cắt tóc thế hệ thứ 4 và cũng là chủ sở hữu của Grand Royal tại Mỹ, hướng dẫn các ông tránh những lỗi đó, như sau:
    1. Không chăm sóc mặt đúng cách trước khi cạo râu
    "Nhiều người đàn ông thường cạo râu rất vội vàng trong phòng tắm mà không chăm sóc mặt đúng cách trước khi cạo. Không làm mềm râu trước khi cạo có thể dẫn đến lông mọc vào trong, vết cắt trên da và dao cạo sớm bị cùn”, Salecich nói. Bạn có thể dùng nước ấm để làm nở các lỗ chân lông, tẩy tế bào chết, sau đó thoa gel cạo râu để làm mềm râu. Bạn có thể cạo râu một cách dễ dàng mà không gây kích ứng.
    [​IMG]
    2. Không quan tâm đến những vùng nhạy cảm trên khuôn mặt
    Có một số vùng nhạy cảm trên khuôn mặt như môi trên, dưới cằm và các cạnh của miệng. Salecich nói rằng khuôn mặt mỗi người khác nhau, điều quan trọng là bạn phải hiểu biết về những vùng nhạy cảm của khuôn mặt mình và chăm sóc các vùng dễ bị tổn thương.
    3. Cạo ngược so với hướng râu mọc trên mặt
    Một sai lầm phổ biến mà nam giới thường mắc là cạo ngược so với hướng râu mọc trên mặt. Salecic nói rằng điều này sẽ gây khó chịu ở vùng nhạy cảm gần cổ, trong một số trường hợp, cạo râu theo cách này có thể khiến râu mọc vào trong. Vì vậy, bạn nên cạo râu theo hướng râu mọc lên. Tìm hiểu sự phát triển của râu bằng cách kéo căng da ở phần khu vực bạn muốn cạo, sau đó cạo nhẹ theo hướng râu mọc lên.
    4. Dùng dao cạo cùn
    "Sử dụng một lưỡi dao cạo quá lâu có thể bị cùn và gây kích ứng tại các khu vực nhạy cảm. Bước đầu tiên để tránh điều này xảy ra là nhận biết xem khi dao cạo đã cùn. Nếu như dao cạo không thể cắt đứt mà kéo sợi râu vào trong, thì bạn nên thay lưỡi dao mới", Salecich nói. Bạn nên sử dụng một dao cạo thiết kế chính xác để cạo râu. Giữ dao cạo sạch, rửa bằng nước nóng sau khi sử dụng và đặt nó tại nơi khô ráo.
    5. Không chăm sóc da sau khi cạo râu
    Để lỗ chân lông của bạn nở sau khi cạo râu có thể dẫn đến khô da, tấy đỏ và những đốm nhỏ trên da, Salecich nói. Làm các lỗ chân lông se lại bằng cách rửa mặt sạch với nước lạnh, sau đó thoa một chút một kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da. Điều này sẽ làm dịu bất kỳ mẩn đỏ hoặc bị kích ứng gây ra bởi dao cạo, đặc biệt là xung quanh vùng nhạy cảm.
    Quỳnh Trang (Theo bodyandsoul)​
    :tea:
     
  6. Trieutulong

    Trieutulong Thần Tài

    Tại hạ mới xuất hiện mà người huynh đệ bỏ chạy đi đâu vậy????? :132:
    Lâu nay có khỏe & win đều không đệ?
     
  7. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    :banana:lâu lâu mới oánh huynh ơi!!!:drunk:cái nì ngon nè huynh trem phèn trem nghen.kê tán là đệ phạt huynh thêm ly nữa đó:125:
    hôm nay đê mới thấy mùa xuân huynh à.đc 1 tí ti=chầu lẩu hoi à:banana:
    Huynh phẻ hem...dạo nầy sao rồi???
    Đệ đang đọc báo,vừa on bên xstt vừa on bên diễn đàn kiến trúc.sr huynh nhé
     
  8. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Huyền thoại loài “trăn tinh” khổng lồ ở Thất Sơn huyền bí

    Người dân trong vùng tin rằng, giai nhân đó chính là con trăn tinh cái, tức là con nưa đã thành tinh.
    [​IMG]
    Loài nưa có màu hơi vàng, hoặc vàng óng như thế này. Ảnh internet
    Vùng Thất Sơn không chỉ nổi tiếng và kỳ bí với những đạo sĩ thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng, võ công cái thế, xuất quỷ nhập thần, với loài rắn hổ mây to như cây thốt nốt già, mà còn vô số những thứ kỳ quái, lại lùng khác.
    Những ngày tìm hiểu ở vùng Thất Sơn, phóng viên thu lượm được vô số chuyện lạ lùng, khó tin. Những câu chuyện mang tính huyền thoại, nhưng như thể là thực, mang tính thời sự ở vùng Thất Sơn lắm chuyện huyền bí này.
    Theo đạo sĩ Ba Lưới, đạo sĩ duy nhất còn sống, hiện tròn 100 tuổi, tu ẩn ở núi Cấm (ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn, thuộc xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang), thì xưa kia vùng Thất Sơn rừng rú rậm rạm, chỉ có thú dữ sinh sống.
    [​IMG]
    Đạo sĩ Ba Lưới
    Ngoài các đạo sĩ tinh thông võ nghệ, thì không ai dám vào rừng sinh nhai.
    Nơi đây không chỉ có loài cọp vằn vàng như bình thường, mà còn có vô số hổ trắng, hổ đen.
    Loài hổ đen, hổ trắng vô cùng hung dữ, to như trâu, bò đi lững thững trong rừng. Loài hổ đen, hổ trắng có thể quắp con trâu nhảy phóc trên những vồ đá.
    Bò sát khổng lồ
    Loài bò sát khổng lồ hổ mây, dài hàng chục mét, thân to người ôm không hết, phóng ào ào như giông bão trên ngọn cây thì ai cũng biết, ai cũng kể, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể nào về sự tồn tại của nó. Loài vật này mang tính huyền thoại hơn là sự thực.
    Nhưng, có một loài bò sát khổng lồ có thực ở vùng Thất Sơn chính là con nưa. Người dân vùng Thất Sơn đều sợ hãi con nưa và họ thường gọi nó là “trăn tinh”. Sở dĩ, người ta gọi nó như vậy, vì con nưa rất lớn, hung dữ và cực độc.
    [​IMG]
    Con nưa. Ảnh internet
    Theo đạo sĩ Ba Lưới, cách đây 40-50 năm, con nưa ở núi Cấm rất nhiều. Những con nưa khổng lồ to bằng cây thốt nốt, hết vòng tay ôm, dài đến 20 mét, nặng 400 đến 500kg.
    Với thân hình khổng lồ như vậy, chúng có thể nuốt chửng trâu, bò. Món khoái khẩu của nưa là cá sấu. Xưa kia, chúng thường mò xuống sông, đầm để săn cá sấu.
    Chúng có hình dạng giống trăn, nhưng màu da hơi vàng, thậm chí là vàng óng. Điểm đặc biệt dễ nhận biết, là nó có tới 9 lỗ mũi. Kỳ thực, trong số 9 cái lỗ ấy, chỉ có 2 lỗ mũi thật, còn lại 7 lỗ giả, chỉ là lỗ hõm vào ở phần mũi.
    Loài nưa di chuyển cả trên cây và dưới đất. Khi chúng di chuyển dưới đất thì dũi đầu xuống thay vì hơi ngóc lên như trăn.
    Ở trên cây, trăn di chuyển chậm, nhưng con nưa phóng ào ào như giông bão, chẳng khác gì hổ mây khổng lồ. Chính vì thế, những người không hiểu biết về rắn, chưa từng gặp hai loài này bao giờ, thì thường nhầm lẫn hổ mây với con nưa.
    Theo đạo sĩ Ba Lưới, cùng với trăn, con nưa bị người dân săn bắt rất nhiều, nên ngày càng hiếm. Nhiều năm trở lại đây, ở Thất Sơn không còn loài nưa khổng lồ, nặng vài trăm kg nữa, mà chỉ bắt được những con nưa nặng trên dưới 100kg mà thôi.
    Cựu nhà giáo Đoàn Hoàng Quân, nhà ngay chân núi Cấm khẳng định rằng, chính anh từng tận mắt chứng kiến nhóm thợ săn ở núi Cấm bắn chết một con nưa khổng lồ, nặng ước chừng 300kg.
    Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một nhóm người hò nhau kéo xác một con nưa khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng thế, căng con nưa ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh.
    [​IMG]
    Anh Quân từng tận mắt con nưa khổng lồ do một nhóm người bắt chết
    Anh chàng Quân khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con nưa thấy đủ một vòng tay. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già.
    Nhóm người này dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả ấp mang về nấu cao. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết.
    Sau vụ đó, không thấy ai bắt được nưa khổng lồ nữa, mà chỉ bắt được trăn, nưa nặng trên dưới 100kg. Chuyện bắt được trăn, nưa trên dưới 100kg ở Thất Sơn khá thường xuyên. Kiểm lâm cũng từng thả những con trăn lớn như thế (thu được từ bọn buôn bán động vật hoang dã) về rừng.
    Huyền thoại "trăn tinh"
    Có một câu chuyện về loài nưa, mà người dân vùng núi Cấm còn kể mãi đến hôm nay như một huyền thoại đẹp của vùng Thất Sơn.
    Chuyện xảy ra cách nay đã ngót 100 năm. Khi đó, khu vực điện Cây Quế, có nhiều hang động, ít người ra vào, là lãnh địa ẩn náu của nưa và hổ mây khổng lồ.
    Người ta còn đồn rằng, sau điện có cây quế cổ thụ tỏa hương thơm nức, nên cặp “trăn tinh” lúc nào cũng quấn quýt trên cây. Cặp trăn tinh ấy chính là loài nưa khổng lồ.
    Mỗi khi núi Cấm diễn ra lễ hội, cúng bái linh đình, thì giai nhân mặt đẹp như hoa, da trắng như bông bưởi, từ cây quế bay xuống điện.
    [​IMG]
    Con nưa có 7 lỗ mũi giả, 2 mũi thật . Ảnh internet
    Nhìn thấy giai nhân, chúng sinh đều chắp tay lễ bái. Lễ cúng xong, giai nhân tuyệt sắc ấy lại ngược điện Cây Quế rồi biến mất dạng. Người dân trong vùng tin rằng, giai nhân đó chính là con trăn tinh cái, tức là con nưa đã thành tinh.
    Đạo sĩ Ba Lưới kể rằng, loài nưa không chỉ có thân hình khổng lồ, nặng hàng trăm kg, mà còn độc khủng khiếp. Nọc độc của nó có thể giết hàng chục con trâu, bò. Thậm chí, voi cũng bỏ mạng với những cú đớp kèm phóng độc của nưa.
    Chuyện nhiều người trong ấp Thiên Tuế trúng độc nưa vẫn còn là vấn đề thời sự dưới chân núi Cấm.
    [​IMG]
    Núi Cấm
    Theo đó, cách nay 30 năm, một số người Khmer vào rừng săn bắn, đã phát hiện con nưa khổng lồ, dài hơn 10m đang nằm ngủ vắt vẻo trên cây, ngay phía sau chùa Vạn Linh.
    Con nưa to quá, nên nhóm người này gọi thêm dân bản vào vây bắt. Có tới 20 người, với dao, gậy, dây thừng tấn công con nưa.
    Họ kẹp nó vào những cây gỗ dài, để nó không quấn người được, rồi khênh xuống núi. Bữa đó, cả ấp cùng xẻ thịt ăn.
    Đang nhậu nhẹt tưng bừng, thì mấy người cùng hộc máu mồm lăn ra chết. Tổng số 5 người mất mạng vì trúng độc từ thịt nưa. Cả bản nghĩ ăn phải “trăn tinh”, nên sợ quá kêu thầy lập bàn thờ cúng bái.
    Chuyện người dân trong ấp trúng độc được người già kể lại và chuyện này vẫn là vấn đề thời sự dưới chân núi Cấm. Chính vì thế, người dân trong vùng không dám ăn thịt con nưa.
    Theo xahoi ​
     
  9. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    Tác hại nguy hiểm của nước clo trong bể bơi

    Trong những ngày hè nóng nực, bể bơi luôn là sự lựa chọn của nhiều gia đình vì nó có thể giải tỏa cơn nóng bức và là không gian cho trẻ thoải mái vui đùa. Để làm sạch nước, các bể bơi thường sử dụng hoạt chất clo.
    Vậy, thành phần hóa học có trong nước bể bơi gây ra những mối nguy hại gì cho sức khỏe, những dấu hiệu bể bơi không đảm bảo sức khỏe cho ngươi sử dụng như thế nào? Hãy cùng Benh.vn tìm hiểu.
    Tìm hiểu về clo
    - Là một chất khử trùng thông thường, các hợp chất clo được sử dụng trong các bể bơi để giữ sạch sẽ và vệ sinh.
    - Clo được sử dụng dưới hai dạng chủ yếu là calcium hypochlorite (rắn) và sodium hypochlorite (lỏng). Hai hợp chất này tác dụng với nước tạo thành axit hypochlorous. Axit này giết chết vi khuẩn và các mầm bệnh bằng cách phá vỡ màng lipid, tiêu diệt enzyme và ấu trùng bên trong tế bào vi khuẩn thông qua phản ứng oxy hóa.
    Thực trạng nước bể bơi
    Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất. Những bể dạng này thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, các loại vi trùng, tảo bao bào tử trong nước mưa, phân chim…
    [​IMG]


    Bể bơi (nhất là bể ngoài trời) được coi là một trong những địa điểm dễ bị ô nhiễm nhất.

    Ngoài ra, nguồn thải ô nhiễm ra bể bơi còn bao gồm các vi sinh vật, lượng dầu bài tiết trên cơ thể người đi bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt…Do đó, bể bơi bắt buộc phải được xử lý hóa học trước khi đem vào sử dụng. Thành phần không thể thiếu trong nước bể bơi thường bao gồm clo. Đây là hóa chất dùng để khử trùng, tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước bể.
    Một số bể bơi được cho thêm hóa chất làm xanh, tạo hiệu ứng cho nước bể bơi giống nước biển nhưng không gây hại cho người sử dụng.
    Tác hại của clo đối với sức khỏe
    Những bể bơi không được tẩy trùng kĩ sẽ là môi trường sống cho rất nhiều các loại khuẩn như Cryptosporidium – nguyên nhân chính gây ra bệnh tiêu chảy ở người hay khuẩn Chlamydia Trachomatis – hung thủ của viêm kết mạc ở mắt. Nhưng bể bơi chứa quá nhiều clo lại gây kích ứng da, mắt và những tác hại nguy hiểm như:
    - Trong môi trường nước, Clo phản ứng với mồ hôi, nước tiểu, tế bào da và các vật liệu sinh học khác để sản sinh ra đủ loại phụ phẩm. Kết quả nghiên cứu ở động vật cho thấy một vài hóa chất này có liên quan đến bệnh suyễn và ung thư bàng quang.
    - Trong 2 cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học, 50 người trưởng thành khỏe mạnh được yêu cầu bơi trong vòng 40 phút. Sau đó, các chuyên gia đo liều lượng một số chất có trong máu, nước tiểu, hơi thở của người trước và sau khi bơi. Mỗi lần đo đều được xác định bằng chất đánh dấu sinh học, hoặc dấu ấn xác định chuyện gì diễn ra trong cơ thể.
    [​IMG]
    Clo trong nước bể bơi có thể gây bệnh suyễn và ung thư bàng quang.


    - Một số nghiên cứu khác cho thấy những người làm công tác cứu hộ tại hồ bơi và những tay bơi chuyên nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh suyễn cao hơn. Tương tự, những người làm việc tại hồ bơi cũng có nguy cơ bị bệnh về mắt, mũi, họng cao hơn. Tuy nhiên, lần này, trong số những dấu ấn sinh học về các vấn đề hô hấp, nghiên cứu mới phát hiện hành động bơi dẫn đến sự gia tăng dấu hiệu duy nhất là tình trạng viêm nhiễm và nguy cơ mắc bệnh dị ứng dẫn đến suyễn.
    Cách nhận biết bể bơi an toàn hay không
    - Nếu bể bơi có mùi clo gây sốc đặc trưng, khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ngửi thấy thì có nghĩa là nước trong bể đã không được xử lý tốt.
    - Khi màu nước trong tự nhiên, nhìn thấy rõ đáy bể, có màu xanh vừa phải, không có vẩn đục hay vật thể lạ là bể bơi đạt tiêu chuẩn. Nếu bể có màu xanh bất thường (khác với màu trời) thì cần chú ý.
    - Con người cũng là 1 trong những tác nhân khiến bể bơi nhiễm “độc”. Vì vậy, nếu số lượng người xuống bể bơi quá đông, máy lọc nước tại bể sẽ không thể lọc kịp để loại bỏ các độc tố.
    Lời kết
    Bể bơi không được khử trùng thường xuyên khiến cơ thể chúng ta dễ mắc các bệnh do các vi khuẩn sống trong môi trường nước gây nên. Ngược lại nếu bể bơi sử dụng quá nhiều clo và các chất hóa học có hại để khử trùng cũng như tạo màu cho nước sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng hơn như hen suyễn, ung thư bàng quang…
    Vì vậy, tốt nhất khi đi bơi, bạn không nên chọn những bể bơi quá đông người, bể bơi có dấu hiệu không được khử trùng đúng quy trình đảm bảo an toàn…
    Theo suckhoedoisong
    ____________________


    Phong Vân báy bay ACE nhé,khò thôi
    :drunk::drunk::drunk:
     
    champiqn, Hoàng 9999 and Sơn like this.
  10. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    [YOUTUBE]zzsZYgqcSNM[/YOUTUBE]
     
    champiqn, Phong Vân@ and Hoàng 9999 like this.
  11. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Đốt cháy mỡ bụng

    22/08/2014 02:00





    Bụng là nơi thường dễ tích tụ nhiều mỡ và có một số thực phẩm có thể giúp bạn đánh tan mỡ bụng.

    [​IMG]
    Quế - Ảnh: Đ.N.Thạch
    Quế. Gia vị này chứa nhiều chất chống ô xy hóa có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng insulin và kiểm soát cơn thèm ăn. Một khi bạn ngưng thòm thèm món này món kia, cơ thể tự động sử dụng hết chất béo lưu trữ, đặc biệt là chất béo ở phần bụng.
    Bông cải xanh. Loại rau xanh này rất giàu vitamin C và can xi, có tác dụng tăng sự hấp thụ các nguyên tố hóa học trong cơ thể và kích thích sự trao đổi chất. Bông cải xanh còn chứa nhiều chất xơ và nước, giúp bạn cảm thấy no nhanh, từ đó giảm thiểu nguy cơ ăn uống vô độ cũng như giữ nước suốt ngày. Theo hãng tin Times News Network dẫn lời các chuyên gia sức khỏe, bạn nên ăn bông cải xanh ít nhất 4 lần mỗi tuần, bằng cách hấp hoặc luộc.

    [​IMG]
    Bông cải xanh - Ảnh: Hạ Huy
    Trứng. Nhất là lòng trắng trứng rất giàu protein. Đối với những ai muốn đốt cháy chất béo, điều quan trọng là bổ sung thêm thực phẩm giàu protein vào chế độ ăn vì nó giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, trứng còn chứa ít calo và nhiều nghiên cứu cho thấy trứng cung cấp vitamin D. Bạn có thể bắt đầu bằng cách thêm lòng trắng trứng cho bữa ăn sáng.
    Nhất Linh
     
  12. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Đạo sĩ ẩn tu luyện võ diệt rắn hổ mây khổng lồ

    (VTC News) - Nhắc đến rắn hổ mây, hay những huyền thoại về vùng Thất Sơn, không thể không nhắc đến đạo sĩ Ba Lưới. Ông không chỉ là đạo sĩ cuối cùng của vùng Thất Sơn huyền thoại, mà ông còn là người từng có những trận thư hùng vang danh cả vùng với cọp và rắn hổ mây khổng lồ.


    Chuyện diệt cọp và hổ mây khổng lồ của đạo sĩ Ba Lưới đã đi vào sách vở, vào những cẩm nang giới thiệu về vùng Thất Sơn do cơ quan Nhà nước phát hành.

    Kỳ 1: Thế võ bí truyền “Bình phong lạc nhạn” diệt hổ mây

    Thất Sơn, hay còn gọi theo tên nôm là Bảy Núi. Vùng đất giáp biên giới Campuchia thuộc tỉnh An Giang bỗng đột khởi 7 quả núi thiêng. Trong số đó, núi Cấm cao nhất, tới 700m so với mặt nước biển, và cũng được coi là quả núi linh thiêng nhất vùng.

    Từ ngày xảy ra vụ lở khối đá ngàn tấn, đè chết mấy người, con đường lên núi bị chặn lại. Du khách muốn lên đỉnh Thất Sơn buộc phải cuốc bộ, hoặc thuê xe ôm đi len lỏi trong rừng. Đoạn nào không có đường thì cuốc bộ.


    [​IMG]
    Núi Cấm

    Lần mò cả buổi ở chân núi, rồi tôi cũng thuê được người dẫn đường. Xe máy chạy đến đầu ấp Thiên Tuế (An Hảo, Tịnh Biên) thì dừng lại, vì không còn đường.

    Tiếp tục cuốc bộ chừng hơn tiếng đồng hồ, len lỏi trong rừng, đến hết con đường mòn, thì ngôi nhà gỗ hiện ra, chênh vênh vách núi, ẩn hiện trong lùm cây.

    Người dân trong vùng gọi vách núi này là Long Hổ Hội. Đạo sĩ Ba Lưới sống cùng gia đình trong thung lũng này, tách biệt hoàn toàn với ấp Thiên Tuế.

    Khi chúng tôi đến, đạo sĩ Ba Lưới đang thong thả hái thuốc trong vườn. Quanh ngôi nhà gỗ của ông là những vườn thuốc, do ông gieo trồng, chăm sóc.

    [​IMG]
    Đạo sĩ Ba Lưới và ngôi nhà giữa rừng

    Đạo sĩ Ba Lưới mang hình dạng đúng như tưởng tượng của tôi. Mái tóc dài trắng như cước được buộc tó. Đầu quấn khăn. Bộ râu trắng toát dài chấm ngực.

    Thật khó tin, khi đã tròn 100 tuổi, mà ông vẫn trồng thuốc, hái thuốc, bốc thuốc cứu người. Trong vùng, hễ ai bị rắn độc cắn, đều tìm đến nhờ vả ông. Độc rắn loại gì ông cũng hóa giải được.

    Nhấp mấy chèn trà, mất dăm phút hồi tưởng, ông mới bắt đầu câu chuyện đời mình. Đó là một tuổi thơ đầy khốn khó, rồi những cơ duyên kỳ lạ ở vùng núi rừng rú, thâm u này.

    Đạo sĩ Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y. Quê ông ở Chợ Mới (An Giang). Gia đình đông con, nên đói kém và thất học. Năm 19 tuổi, nghe người dân đồn trên núi Cấm có nhiều đạo sĩ có công năng kỳ dị, nên ông quyết định rời gia đình tầm sư học đạo.

    [​IMG]
    Dù đã 100 tuổi, song đạo sĩ Ba Lưới vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn

    Sinh ra ở vùng sông nước, ngày ngày kiếm cá đổi cơm, nên đi đâu ông cũng dắt manh lưới bên mình. Có mảnh lưới đánh cá thì không sợ chết đường chết chợ. Vậy nên, hồi vác lưới lên Núi Cấm, mấy đạo sĩ thấy ngộ, nên gọi ông là Ba Lưới. Cũng từ đó, chẳng ai nhớ đến cái tên Nguyễn Văn Y của ông nữa.

    Những năm 1930 của thế kỷ trước, vùng Thất Sơn, trong đó núi Thiên Cấm Sơn là nơi có nhiều đạo sĩ ẩn danh tu luyện. Họ có thể là những cao nhân muốn lẩn trốn thế sự, cũng có thể là những chí sĩ cách mạng tạm thời ẩn thân trong rừng chờ thời cơ.

    Hàng ngày, các đạo sĩ trồng trọt, hái thuốc, đêm xuống luyện võ nghệ. Ngày đó, vùng Thất Sơn rừng rú hoang rậm, cọp beo đi thành đàn, rắn độc, đặc biệt là rắn khổng lồ bò lổm ngổm trong rừng, do đó, ai muốn sống trong rừng, phải có võ nghệ cao cường. Không có sức khỏe phi thường, võ nghệ tinh thông cùng tài bốc thuốc thì không thể sống được ở vùng rừng thiêng nước độc này.

    [​IMG]
    Rắn hổ mây khổng lồ bằng cây cảnh ở chân núi Cấm

    Là người có sức khỏe, trí thông minh, lại chăm chỉ học hỏi, nên chàng trai Ba Lưới được nhiều đạo sĩ dạy dỗ, đào tạo. Có đạo sĩ dạy ông cách luyện khí công, đạo sĩ dạy thuốc, đạo sĩ dạy võ. Người thầy dạy ông ít nhất, nhưng để lại nhiều hoài niệm nhất trong ông là đạo sĩ Trường Sơn.

    Trong lần hái thuốc, đi sâu vào rừng già, ông gặp một túp lều cỏ. Trong lều có một đạo sĩ tóc dài phủ vai, râu buông đến ngực. Biết đây là cao nhân ẩn tích, nên chàng trai Ba Lưới đã bái làm thầy.

    Vị đạo sĩ này bảo: “Phép tu của ta rất đơn giản, chỉ là một chữ Đạo. Nếu ngươi theo ta, thì chỉ có thể học được chữ Đạo mà thôi”.

    Biết vị đạo sĩ này là kỳ tài, nên chàng trai Ba Lưới bái sư, rồi ở lại lều cỏ. Hàng ngày, Ba Lưới theo thầy đi hái thuốc. Hái cây thuốc nào, ông lại chỉ cho Ba Lưới biết công dụng.

    Ở với đạo sĩ Trường Sơn chừng hơn một năm, thì Ba Lưới học được cả trăm bài thuốc, chữa đủ các loại bệnh. Trong đó, bài thuốc trị rắn cắn là đặc biệt nhất. Vậy nên, trong đời đạo sĩ Ba Lưới, ông đã cứu hàng ngàn người thoát khỏi án tử vì bị rắn độc cắn.

    [​IMG]
    Ngôi chùa nào ở vùng Thất Sơn cũng có tượng rắn khổng lồ ở cổng

    Mãi đến sau này, đạo sĩ Ba Lưới mới hiểu chữ Đạo cao quý làm sao. Sử dụng các bài thuốc để cứu người cũng là một cách tu đạo.

    Một đêm, đạo sĩ Trường Sơn nói với học trò Ba Lưới: “Ta có cả trăm thế võ nên dù có dạy con cả đời cũng không hết được. Tuy nhiên, ta sẽ chỉ truyền cho con một thế võ mà thôi. Ta mong con học đến nơi đến chốn”.

    Thế võ mà vị đạo sĩ bí ẩn ấy truyền cho Ba Lưới có tên Bình phong lạc nhạn. Ông chỉ dạy một đêm là xong. Ông dặn Ba Lưới rằng: “Thầy cho con thanh danh tính được. Con có thành tài hay không phụ thuộc vào tính kiên trì và đạo đức của con”. Nói rồi, đạo sĩ nhún chân, nhảy vọt một cái. Chớp mắt, ông đã ở bên kia thung lũng và biến mất trong đêm trăng sáng vằng vặc.

    Cho đến tận bây giờ, đạo sĩ Ba Lưới vẫn không nắm được chút gì về người thầy của mình. Đạo sĩ Trường Sơn đến từ đâu, tên thật là gì, tu luyện theo phái nào, ông cũng không biết. Người thầy ấy như thể vị tiên từ trên trời xuống.

    [​IMG]

    Đạo sĩ Ba Lưới bảo: “Hôm thầy biến mất tui buồn lắm, ngồi khóc cả buổi. Thầy đi mà chỉ để lại cho một thế võ thì làm sao thành tài được. Nhưng nghe lời thầy, tui cũng chịu khó rèn luyện. Càng rèn, tui càng thấy thế võ biến hóa kỳ ảo khôn lường. Đến bây giờ, tui vẫn chưa hiểu hết được sự biến ảo của thế võ này”.

    Bản chất của thế võ là nhảy lên không trung và tung ra liên hoàn cước. Mức tối thiểu là phải ra được 3 cước cực mạnh trong mỗi cú nhảy lên không trung.

    Để rèn đôi chân, hàng ngày Ba Lưới gánh 150 kg đá lên tận đỉnh núi Cấm, rồi lại gánh xuống. Gánh nặng như thế, song ông chạy băng băng. Lúc bỏ gánh đá xuống, kết hợp với kỹ thuật dẫn khí, ông thấy cơ thể vô cùng nhẹ nhõm, như thể bay lên được.

    Để rèn thêm võ nghệ, Ba Lưới còn bái nhiều đạo sĩ nữa làm thầy. Ông theo học cả môn phái của đạo sĩ Đoàn Minh Huyên, với các thế võ thần, hay còn gọi là siêu hình, rồi cả môn võ rồng khiến dao đâm vào người chẳng ăn thua gì.

    Tuy nhiên, có một điều ông Ba Lưới nhận ra, đó là, càng tìm hiểu những môn võ khác, ông càng thấy được quyền năng thượng thừa của thế võ Bình phong lạc nhạn mà đạo sĩ Trường Sơn truyền dạy cho ông.

    Đạo sĩ Ba Lưới chỉ tay sang bên kia vách núi bảo: “Khe núi này rộng chừng 20 mét. Ngày trước, tui tập trung tinh thần, khi thăng hoa, tui nhảy một cái sang bên kia”.

    Lợn rừng ở vùng Bảy Núi xưa kia nhiều vô kể. Những con lợn độc chiếc, nặng đến 200 kg là nỗi ám ảnh của người dân. Không ít người lên nương bị những con lợn với cặp răng nanh nhọn hoắt này húc chết. Nhiều người thành tật hiện vẫn còn sống quanh núi Cấm vì lợn rừng húc.

    Đạo sĩ Ba Lưới đi rừng nhiều, nên có vô số lần bị lợn rừng độc chiếc khổng lồ tấn công. Tuy nhiên, với thế Bình phong lạc nhạn, ông dễ dàng thoát khỏi sự tấn công của nó. Ông chỉ tránh đòn và để cho nó sống sót.

    Cũng với thế Bình phong lạc nhạn, đạo sĩ Ba Lưới đã hạ thủ một con cọp 200 kg, khi nó đã ăn thịt một số người dân trong vùng. Ông nhảy vọt lên không trung, vừa tránh đòn con cọp, vừa ra tung liên hoàn cước trúng chỗ hiểm, khiến con cọp chết thẳng cẳng.

    Tuy nhiên, tên tuổi đạo sĩ Ba Lưới chỉ nổi lên như cồn khắp vùng Thất Sơn và đi vào huyền thoại, khi ông sử dụng thế võ đặc biệt của mình để hạ thủ 2 con rắn hổ mây khổng lồ khi nó cố tình tấn công ông.

    Còn tiếp…
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/14
  13. Hoàng 9999

    Hoàng 9999 Thần Tài Perennial member

    [YOUTUBE]2ZFQx9Iqybg[/YOUTUBE]​
     
    champiqn, julie, Phong Vân@ and 2 others like this.
  14. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Trận cuồng phong giữa đại ngàn với hổ mây khổng lồ

    Kỳ 2: Cuộc chiến huyền thoại với hổ mây khổng lồ

    Nhắc đến loài rắn hổ mây khổng lồ, không ít người cho rằng đó là chuyện tào lao của cư dân vùng đất bác Ba Phi. Tôi cũng tin như vậy.

    Tuy nhiên, gặp gỡ hàng trăm người, ở nhiều tỉnh thành khác nhau, tôi đều được nghe những câu chuyện rất thật, rất giống nhau. Họ mô tả hình dạng, màu sắc, cách di chuyển, tính nết của loài rắn này trùng khớp một cách khó tin.

    Một đạo sĩ kỳ lạ, đáng tôn kính, đã sống 100 năm trên cõi đời, trên quả núi Cấm linh thiêng nhất vùng Cửu Long như đạo sĩ Ba Lưới, thì không có lý do gì để bịa tạc những câu chuyện mua vui. Cả đời ông sống ẩn cư trong rừng, thì ông còn màng gì thế sự, còn ham hố gì việc kể chuyện tào lao cho nổi tiếng.

    [​IMG]

    Đường lên núi Cấm


    Tôi hỏi đạo sĩ Ba Lưới: “Thưa ông. Con từ Hà Nội vào đây, mang theo một câu hỏi mà bao năm nay con nghi ngờ mãi, đó là có rắn hổ mây khổng lồ hay không?”.


    Đạo sĩ Ba Lưới tỏ ra bực dọc vì câu hỏi đó của tôi. Ông đã định không tiếp tôi nữa. “Tui lấy danh dự của người sắp xuống lỗ để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thiệt, chứ không phải chuyện tào lao. Già như tui có giống kẻ bịa chuyện hay không?” – đạo sĩ Ba Lưới nói như vậy.

    Theo đạo sĩ Ba Lưới, vùng Thất Sơn huyền bí không chỉ có rắn hổ mây khổng lồ, mà còn có những loài khác, cũng to khủng khiếp, ấy là con phướn, con rết.

    [​IMG]

    Tượng Phật khổng lồ trên đỉnh núi Cấm, do đạo sĩ Ba Lưới vận động xây dựng


    Con phướn to lớn như hổ mây, nặng vài trăm ký. Nó chỉ khác rắn hổ mây ở cái thân hình màu đen, và đầu dẹp như cá trê. Con phướn phóng trên ngọn cây như giông bão. Khi nó săn mồi, cả cánh rừng rung bần bật, cỏ cây táp đi. Nhưng nó là loài rất nhát, nên ít người thấy nó ngoài các đạo sĩ ẩn tu lâu năm trong rừng.


    Xưa kia, đạo sĩ Ba Lưới thi thoảng gặp con phướn, nhưng 50 năm trở lại đây thì nó biến đâu mất. Loài rết khổng lồ cũng to bằng bắp chân, có thể xơi tái gà, vịt. Các đạo sĩ trên núi cũng thường bắt rết xiên vào cây nướng trên than hồng làm món ăn. Thịt nó trắng và ngọt như thịt gà. Nhưng loài rết khổng lồ cũng biến mất từ lâu rồi.

    [​IMG]

    Đạo sĩ Ba Lưới và tác giả


    Để thông tin trung thực về cuộc chiến với rắn hổ mây khổng lồ ở núi Cấm, tôi xin chép nguyên văn đoạn trao đổi với đạo sĩ Ba Lưới:

    - PV: Thưa đạo sĩ, ông hãy kể cho độc giả, đặc biệt là những nhà nghiên cứu động vật được biết về rắn hổ mây.

    - Đạo sĩ Ba Lưới: Rắn hổ mây khổng lồ nhiều người nhìn thấy, thậm chí bắt được chứ không riêng gì tui. Tui thì gặp chúng thường xuyên, thậm chí ở cạnh chúng suốt, nên tui rất rõ về nó. Nó có thân màu vàng, hơi mốc. Màu vàng nhạt hơn trăn.

    Loài hổ mây khác với trăn là khi săn mồi hoặc tránh thân cây đổ, mỏm đá, nó cất đầu rất cao, đến tận ngọn cây. Nó chạy rất nhanh khi ở trên cây, phóng từ cây nọ sang cây kia tạo ra tiếng ồn như gió lốc. Nó sống ở sâu trong rừng và lẩn trốn con người, nên ít người gặp được nó. Con hổ mây cỡ lớn hết vòng tay ôm, to bằng cột nhà, bằng cây thốt nốt. Nó dài 20 mét. Thậm chí dài hơn.

    [​IMG]

    Đạo sĩ Ba Lưới ẩn tu đã 80 năm trên núi Cấm



    - PV:
    Nghe nói ông dùng võ giết rắn?


    - Đạo sĩ Ba Lưới: Tui luôn nhớ lời dạy của thầy nên cả đời tu tâm dưỡng tánh, cứu người. Học võ cũng là học đạo, chứ không phải săn muông thú, diệt muông thú. Nếu tui giết muông thú, liệu tui có sống được trăm tuổi ở rừng già này không? Tui hại muông thú, tui sẽ bị thú ăn thịt lâu rồi. Việc tui giết rắn cũng là bất đắc dĩ, vì nó nổi điên đòi ăn thịt tui.

    - PV: Ông kể chuyện giết hổ mây đi ạ?

    - Đạo sĩ Ba Lưới: Tui giết con hổ mây đầu tiên là năm 1944, khi đó tui chừng 30 tuổi, đã tu luyện trên núi được 10 năm.

    Lúc đó rừng rú hoang rậm lắm. Cả vùng núi, và đồng ruộng mênh mông không có bóng người, toàn cây cối, đầm nước, thú dữ. Cả vùng Bảy Núi chỉ có các đạo sĩ và học trò sinh sống, chứ không có dân cư. Chỉ những người tinh thông võ nghệ, biết thuốc trị rắn mới dám vào rừng ở. Trong rừng, rắn độc nhiều vô số, rắn khổng lồ, trăn khổng lồ vắt lủng liểng trên đọt cây.

    [​IMG]

    Tuy nhiên, giới đạo sĩ chúng tui không giết rắn, không xâm phạm nơi ở của chúng, nên chúng cũng không làm hại con người. Rắn hổ mây có thể nuốt trâu, bò, sơn dương, lợn rừng. Nó bò ra mép sông nuốt cá sấu, nhưng tuyệt nhiên không dám tấn công các đạo sĩ.



    [​IMG]Tui lấy danh dự của người sắp xuống lỗ để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thiệt, chứ không phải chuyện tào lao. [​IMG]
    Đạo sĩ Ba Lưới Nhưng rồi, không hiểu sao, một con hổ mây ở cạnh nơi tôi tu luyện lại đổi tính nết, đòi ăn thịt tui.

    Bình thường, các buổi trưa, tui vẫn thấy nó quấn trên hai ngọn cây, thả thân võng xuống đong đưa. Nhưng rồi đột nhiên, nó đi đâu mất, mấy tháng không thấy bóng dáng.

    Tháng 4 cỏ cháy, rừng cháy, chiến tranh bom đạn, khí trời nóng ran. Có lẽ do trời nóng, nên con rắn thay đổi tính nết, từ hiền lành sang hung dữ. Cũng có thể do không kiếm được mồi, đói ăn, nên nó đòi ăn thịt tui.

    Đầu giờ sáng, tui vác đòn gánh vào rừng hái thuốc. Chiếc đòn gánh ấy làm từ loại gỗ rất cứng, tròn, to bằng bắp chân, một đầu nhọn, một đầu tù. Tui thường buộc cây thuốc thành bó, xiên đòn vào tâm bó gánh về. Tui cũng dùng chiếc đòn gánh tới 200 ký đá để luyện công.

    [​IMG]

    Rắn hổ chúa khổng lồ, dài 7m, nặng 20kg bắt được ở Lào Cai

    Đi nửa dốc, thì con hổ mây đó bò ra chặn đường. Bình thường thấy người hổ mây chạy mất dạng, đằng này nó lại bò ra giữa đường chặn tui. Chờ một lát, không thấy nó bỏ đi, mà ngóc đầu lên nhìn tui. Tui bực mình nhặt hòn đá ném về phía nó, nhưng nó không bỏ đi mà rùng rùng chuyển động, cất đầu cao đến 5 mét.

    Cái đầu nó bạnh ra to đúng bằng cái nia, chiều ngang cỡ một mét. Đầu nó đu đưa, lưỡi thè ra, mắt dòm thẳng xuống tui. Nhìn thái độ của nó, tui biết là nó sẽ tìm cách nuốt chửng tui. Tui vung đòn gánh thủ thế tìm sơ hở của nó.

    Sống ở rừng lâu năm, quá hiểu loài hổ mây, nên tui giữ tinh thần bình tĩnh. Nếu mất tinh thần là chỉ có làm mồi cho nó. Loài hổ mây phóng trên ngọn cây như giông bão thì con người làm sao chạy thoát được nó. Loài khỉ đu ào ào trên ngọn cây nó còn tóm được, nói gì con người chạy dưới đất.

    Tui thủ thế đoán định hướng tấn công của nó, còn nó nhòm tui tìm sơ hở. Loài hổ mây tuy mạnh nhưng rất dốt. Nó nhòm về bên nào, thì sẽ tấn công bên đó.

    Còn tiếp…
     
    Chỉnh sửa cuối: 23/8/14
    champiqn, julie, Phong Vân@ and 2 others like this.
  15. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Cú đánh trời giáng và quyền cước chém đầu rắn khổng lồ

    Kỳ 3: Chặt đầu rắn khổng lồ

    Như kỳ trước bài báo đã nêu, đạo sĩ Ba Lưới huyền thoại của vùng Thất Sơn khẳng định cả đời rèn đức, học đạo, chứ không bao giờ có ý định giết rắn. Loài hổ mây khổng lồ tuy có sức mạnh vô song, đủ sức nuốt bò, phóng trên đọt cây như giông bão, nhưng hầu như chúng không hại người, nên các đạo sĩ cũng không có lý do gì để giết chúng.

    Sở dĩ, đạo sĩ Ba Lưới phải hạ thủ rắn hổ mây, vì chúng tìm cách tấn công, đòi ăn thịt ông. Đường cùng, ông mới phải sử dụng quyền cước tu luyện cả đời để chống lại chúng.

    [​IMG]
    Đạo sĩ Ba Lưới.


    - PV: Trong hoàn cảnh con rắn ngáng đường, định tấn công, sao ông không tìm cách tránh nó?

    Đạo sĩ Ba Lưới: Loài hổ mây chạy như gió cuốn, bão giông, nên nó đã chí ăn thịt ai, thì người đó không thể thoát được. Nếu lúc đó tui không vững tâm, mà chạy trốn, thì nó sẽ phóng theo nuốt chửng. Tui chẳng còn cách nào ngoài việc đối mặt với nó.

    - PV: Chắc rằng ông sử dụng thế võ mà ông hay gọi là Bình phong lạc nhạn?

    Đạo sĩ Ba Lưới: Khi tui thủ thế với chiếc đòn trong tay, nó chuyển động cái đầu, sàng qua sàng lại, rồi đột ngột há miệng chụp thẳng xuống đầu tui. Tui dùng thế Bình phong lạc nhạn tung người lên không trung vừa tránh cú chụp của nó, vừa vung đòn liên tiếp vụt vào sống lưng và cổ nó.

    Các cụ bảo đánh rắn đánh vào sống lưng, nhưng con rắn hổ mây to quá, da dày, nên vụt vào sống lưng nó chẳng ăn thua gì. Trúng mấy cú đánh, con rắn càng hung dữ. Nó thu người, cất đầu lên cao, rồi chụp xuống liên tục. Lúc này tui mới hiểu được giá trị của thế võ Bình phong lạc nhạn mà thầy tui truyền cho. Với khả năng bật lên không trung, bay qua vồ (mỏm đá, mỏm núi), tui mới tránh được những cú mổ của con rắn khổng lồ.

    [​IMG]
    Đỉnh núi Cấm huyền thoại

    Lúc đó, cả cảnh rừng như có giông bão. Cây cối rung bần bật. Con rắn càng đánh càng hăng. Tui dù khỏe thế, nhưng đối phó với nó mãi thì có dấu hiệu đuối sức. Khi đó tui nghĩ nếu không hạ được nó sớm, thì chắc chắn bị nó ăn thịt.

    Sau cú mổ trượt, tui phi thân ra phía đuôi nó, để nó mất thời gian đổi hướng. Tui thủ thế, tập trung năng lượng tinh thần để ra đòn quyết định. Con rắn cũng cất đầu lên tận ngọn cây, từ từ hạ xuống cách đầu tui vài mét. Đôi mắt nó đỏ rực. Có vẻ như nó cũng sẽ ra đòn quyết định với tui.

    Nó há cái miệng đỏ lòm, rồi chụp xuống rất mạnh. Tui lùi lại 3 bước tránh cú mổ của nó. Tui bật lên tận ngọn cây. Con rắn chụp trượt thì cất đầu lên tính chụp tiếp, còn tui từ trên không rơi xuống. Tui tung liên tiếp 3 cú đánh trúng đầu. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn gãy đôi.

    [​IMG]
    Đỉnh núi Cấm giờ thành địa danh du lịch nổi tiếng vùng Cửu Long

    Tui rơi xuống trong tư thế vững vàng, sẵn sàng tiếp tục chiến đấu, nhưng con rắn thì đổ oặt xuống đất. Đầu nó bất động, nhưng thân còn vùng vẫy mãi mới chịu thôi.

    Tui phải ra liền 3 đòn, mới hạ được nó. Đòn thứ nhứt tui đập bể sọ nó, còn đòn thứ nhì, thứ ba, tui đập vỡ óc nó. Lúc đó, tui lại ngộ thêm ra được công năng đặc biệt của thế võ này. Do vậy, sau đó, tui càng tập luyện kỹ càng để hoàn thiện hơn.

    - PV: Vậy khi đó có ai chứng kiến việc ông giết con rắn?

    Đạo sĩ Ba Lưới: Hạ con rắn rồi, tui xuống núi gọi người dân vào rừng xẻ thịt rắn mang về ăn. Chỉ có hơn chục người dám theo tui vào núi lấy thịt rắn. Phần lớn người dân sợ rắn trả thù, nên không dám vào xem.

    Ngày xưa, người dân ở đây sợ rắn hổ mây lắm, họ gọi là ông rắn, ngài rắn, chứ không dám gọi con rắn đâu. Họ sợ ăn thịt hổ mây thì sẽ bị hổ mây đòi mạng. Một số người vào rừng xem con rắn giờ đã già lắm, nhưng hầu hết là chết rồi. Họ có thấy tui giết rắn, họ mới tin tui đánh nhau với hổ mây chứ. Ai ở vùng Bảy Núi này chẳng biết đạo sĩ Ba Lưới đánh hạ hổ mây khổng lồ.

    [​IMG]
    Tiêu bản rắn hổ mây ở trại Đồng Tâm
    . Ảnh Internet

    - PV: Vậy cụ thể con rắn đó lớn như thế nào ạ?

    Đạo sĩ Ba Lưới: Ngày đó chuyện gặp rắn, trăn lớn và giết chúng rất bình thường, có ai để tâm tính toán hay đem cân đâu. Tuy nhiên, tui cùng những người xẻ thịt con rắn áng chừng nó dài hơn 20 mét, nặng cỡ 500 ký. Thân nó bằng cây thốt nốt già. Tui ôm thử hết một vòng tay.

    Chuyện tui hạ rắn hổ mây khổng lồ ở vùng này ai chẳng biết. Cậu không tin thì cứ đi hỏi những người già quanh núi Cấm sẽ rõ.

    - PV: Thế còn lần thứ 2 ông hạ rắn khổng lồ...

    Đạo sĩ Ba Lưới: Lần thứ hai vào năm 1960, lúc tui 50 tuổi. Ở cánh rừng chỗ tui ở có đàn khỉ đến cả trăm con. Bọn khỉ sống với tui chân tình lắm. Chúng mò vào lều tui xin ăn. Xin không được thì chúng ăn trộm. Tui trồng được bao nhiêu bắp, chúng bẻ trộm hết.

    Thế nhưng, một ngày, con hổ mây tìm về khu rừng này. Cứ mỗi lần nghe tiếng ào ào như nổi cơn giông, thì biết ngay con rắn đang săn đàn khỉ. Đàn khỉ bị nó ăn vãn. Sợ con rắn, nên chúng kéo đi nơi khác. Không săn được mồi, con rắn quay sang ăn chó của tui. 10 con chó tui nuôi nó đều ăn hết.

    [​IMG]
    Cặp rắn bê-tông ông Sơn đắp ở núi két để... dọa rắn hổ mây.

    Giống chó tui nuôi là chó săn, bắt được rắn hổ chúa, hổ hèo, nhưng thấy hổ mây thì không kêu nổi, cứ ngồi im run bần bật chờ nó mổ. Nhưng quy luật rừng xanh là thế, nên tui cũng chẳng thù oán gì nó. Chỉ có điều, ăn hết đàn chó, thì nó đòi ăn thịt tui.

    Khi đó, công phu của tui đã hoàn thiện, nên coi thường rắn hổ mây lắm. Biết trước sau nó sẽ ăn thịt mình, nên đi đâu tui cũng mang quéo (dao phát rừng). Chiếc quéo này dài 2m, do tui tự rèn.

    Bữa đó, đang vào rừng hái thuốc, thì nghe tiếng chạy re re từ xa. Tiếng xào xạc mỗi lúc một gần. Rồi con rắn hổ mây khổng lồ ấy bò đến trước mặt tui. Con rắn này rất hung dữ, lại đói mồi, nên không thèm cất đầu lên rồi mới chụp xuống, mà nó há miệng và nhắm thẳng tui phóng tới.

    Trông cái cách tấn công hung hăng của nó, tui biết nó quá chủ quan. Không thể sống hòa bình với con rắn này nữa. Không ăn thịt được tui, thì nó cũng ăn thịt người khác, nên trong tích tắc tui quyết hạ nó.

    Nó vừa phóng tới thì tui sử dụng thế võ Bình phong lạc nhạn, tung người lên không trung. Con rắn vồ hụt mồi, chưa kịp quay đầu lại, thì chiếc quéo tui cầm trên tay đã cắt đứt đầu nó.

    [​IMG]
    Núi Két, cách núi Cấm không xa, được đồn đại vẫn còn rắn hổ mây khổng lồ

    Tui giết con rắn này quá dễ dàng, chỉ trong chưa đầy một giây. Con rắn này cũng không lớn bằng con đầu tiên tui giết, nhưng cũng phải dài cỡ 15 mét và nặng chừng 300 ký.

    Theo đạo sĩ Ba Lưới, sau vụ giết con hổ mây thứ hai, ông ít gặp lại những con rắn khổng lồ như thế. Ông chỉ còn gặp những con hổ mây nặng cỡ 200 kg mà thôi.

    Ông cũng cho biết, ông thường gặp chúng ẩn nấp ở hang Mây trên núi Cấm. Nơi đó ít người qua lại, vách đá hiểm trở, loài rắn hổ mây trú ngụ, nên các đạo sĩ mới gọi là hang Mây.

    Tôi hỏi ông rằng, liệu bây giờ trên núi Cấm còn rắn hổ mây hay không, đạo sĩ Ba Lưới cho rằng, có thể vẫn còn hổ mây, nhưng con người chiếm hết môi trường sống, nên chúng lẩn sâu vào trong hang động, không dám ra ngoài.

    Cũng có thể chúng đã bỏ sang núi non bên Campuchia từ mấy chục năm trước.

    Ông Nguyễn Văn Sơn, chủ nhân ngọn núi Két ở vùng Thất Sơn vẫn tin rằng còn rắn hổ mây to. Vì sợ hổ mây tấn công, nên ông đã cho đắp 2 rắn hổ mây khổng lồ bằng bê-tông để dọa chúng, xua đuổi chúng. Ông Sơn tin lời người xưa, rằng loài hổ mây chỉ sợ những loài lớn hơn chúng, nên ông đắp rắn bê-tông thật to, có mào, mắt đỏ rực, miệng há hung dữ. Ông Sơn cho rằng, vùng Thất Sơn hang động rất nhiều, núi nọ thông với núi kia, nên chúng ẩn trong lòng núi thì không ai thấy được.

    Còn tiếp…
     
  16. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Bị chặt rời 20 phút, đầu rắn hổ vẫn cắn chết người

    (NLĐO) - Một đầu bếp Trung Quốc thiệt mạng sau vết cắn từ phần đầu đứt lìa đến 20 phút của rắn hổ mang mà đầu bếp này đang chế biến món ăn.

    Peng Fan, đầu bếp sống tại quận Thuận Đức, thành phố Phật Sơn, phía nam tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc, chặt đầu rắn hổ mang Đông Dương (còn gọi là hổ mang Xiêm) chuẩn bị chế biến súp rắn. Khoảng 20 phút sau đó, Peng Fan dọn dẹp, mang đầu rắn ném vào thùng rác nhưng bất ngờ bị cắn, nọc độc nhanh chóng xâm nhập vào người đầu bếp xấu số này.

    [​IMG]


    Đầu rắn cắn rời khỏi thân vẫn có thể cắn và truyền nọc độc. Ảnh từ clip​

    [​IMG]


    Và đầu bếp Peng Fan bị cắn​

    [​IMG]


    Thực khách tại nhà hàng nghe tiếng la hét kinh hoàng từ nhà bếp. Peng Fan lập tức được đưa đến bệnh viện gần đó nhưng ông đã chết trước khi được tiêm huyết thanh giải độc rắn. Phát ngôn viên sở cảnh sát địa phương cho rằng đây là trường hợp rất khác thường. “Không có biện pháp nào khác để cứu mạng sống Peng Fan ngoài tiêm huyết thanh giải độc kịp thời. Anh ấy không may mắn, đây là một tai nạn bi thảm!” - người phát ngôn nói.
    Một thực khách tên Lin Sun, 44 tuổi, có mặt tại nhà hàng cùng vợ chia sẻ: “Chúng tôi đến nhà hàng để ăn mừng sinh nhật vợ tôi. Bất chợt, chúng tôi nghe thấy nhiều tiếng la hét từ nhà bếp nhưng không biết chuyện gì xảy ra. Cấp cứu được gọi đến đưa nạn nhân đi nhưng dường như ông ta không qua khỏi. Chúng tôi cũng không thể tiếp tục ăn uống tại nhà hàng”.
    Yang Hong-chang, người dành hơn 40 năm nghiên cứu về rắn hổ nói rằng tất cả các loài bò sát đều có thể hoạt động đến 1 tiếng đồng hồ sau khi bị mất một phần thân thể của mình hoặc thậm chí mất hết toàn bộ phần thân.
    “Rất có thể rằng, đầu rắn vẫn còn sống và cắn vào tay của Peng Fan. Vào thời điểm rắn mất đầu, các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân” - Yang Hong-chang nói.

    M.Khuê (Theo Daily Mail, Courier Mail)
     
  17. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    Hôm nay có WIN gì hả Huynh Núi ơi:140:
    Sơn=Núi nhé:120:
    coi bộ huynh nầy me con rắn hay gì đó...pos rắn ko vậy chài:D
    Hồi chiều ôa cột chèo ở quê cái bè đem xuống toàn mồi ngon,nhưng PV ko dám nhậu,
    Bồ câu gà=1 con
    1 con lươn ổng đặt chúm
    1 con gà ác
    :115:mồi ngon ghê ức ko uống đc,sáng mai đi sì gòn KB òi.thử máu xem bị khìn hay ko:tea::tea:
     
  18. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Hihii định mai ghé MT rủ caphe mà chưa gì tẩu trước rùi ????
    Bệnh khìn thử máu không test được đâu,lấy tủy á hihii
    :tea::tea:
     
  19. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    :134:có thật mai ghé ko:125:
    PV ù lên sg xong ù về cùng uống cf nha:D
    :tea::tea:
     
  20. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Chuyện giáp mặt rắn hổ mây khổng lồ ở Thất Sơn

    Kỳ 4: Những người đối mặt rắn khổng lồ

    Để khách quan trong việc tả lại những câu chuyện về rắn hổ mây khổng lồ, tôi đã chép lại toàn bộ cuộc trao đổi với đạo sĩ Ba Lưới trong kỳ báo trước. Tuy nhiên, câu chuyện về những đạo sĩ vùng Thất Sơn vẫn mang hơi hướng huyền thoại, huyễn hoặc. Ngay cả cuộc đời của họ cũng vậy.

    Tôi đã làm cuộc khảo sát quanh vùng Thất Sơn để làm sáng tỏ hơn nữa những câu chuyện của đạo sĩ Ba Lưới. Thật bất ngờ, những câu chuyện của người dân vùng Thất Sơn về loài rắn hổ mây chẳng khác gì chuyện đạo sĩ Ba Lưới kể.

    [​IMG]
    Con người vào rừng sinh sống, nên loài hổ mây bỏ đi hết?

    Nhắc đến chị Mai Thị Nguyệt, người dân xã An Hảo (Tịnh Biên, An Giang) đều biết đến. Chị Nguyệt nổi tiếng không phải vì giàu có, xinh đẹp, mà bởi chị từng gặp rắn khổng lồ.

    Chị Nguyệt là cán bộ phụ nữ ấp Vồ Dầu, nhưng có thêm nghề thuốc. Trong chuyến vào rừng cách nay 27 năm, chị đã đối mặt với rắn khổng lồ.

    Bữa đó, đang hái thuốc thì gặp một cái hang. Tò mò, chị chui vào khám phá, thì hồn bay phách lạc, khi một con rắn khổng lồ khoanh tròn trong hang, phần đầu dựng đứng lên, mang bành, hai mắt đỏ lòm. Hai mắt của con rắn lập lòe trong bóng tối cách nhau tới 2 gang tay.

    Dù sợ lắm, song chị vẫn chắp tay, miệng ú ớ xin lỗi “ông rắn”, vì đã xâm phạm nơi ở của ông. Vái xong rắn, chị lùi dần ra miệng hang, rồi ba chân bốn cẳng chạy về. Từ bấy, chị không dám vào rừng rú khu vực đó hái thuốc nữa.

    [​IMG]
    Biết tin đạo sĩ Ba Lưới từng gặp rắn khổng lồ, lại biết nhiều bài thuốc quý chữa rắn độc, lương y Phạm Văn Thanh đã từ Lào Cai vào núi Cấm để tìm hiểu

    Sau này, một số người nghe chuyện của chị, cũng vác dao, súng kéo nhau vào tìm “ông rắn”, tuy nhiên hang thì còn đó, mà rắn khổng lồ thì không thấy đâu. Chị Nguyệt khẳng định rằng, chuyện chị gặp rắn khổng lồ là sự thật 100%. Còn giờ “ông rắn” bỏ hang định cư ở đâu thì chị không thể biết được.

    Một chuyện mà bất kỳ ai ở quanh núi Cấm đều biết, là vụ nhóm 10 người gặp rắn khổng lồ, vào năm 1980. Nhóm người này ở huyện Châu Phú, lên núi Cấm tìm thuốc.

    Họ lên núi cấm buổi sáng, thì buổi trưa chạy tán loạn xuống chân núi. Họ trốn vào nhà ông Tư Đậu ở ấp Rau Tần, không dám ló ra ngoài. Theo nhóm người này kể, thì khi họ ngồi nghỉ bên tảng đá, một người tưởng cây mục, nên chém dao vào.

    [​IMG]
    Tiêu bản rắn ở trại rắn Đồng Tâm. Ảnh internet

    Không ngờ, người này chém vào thân con rắn khổng lồ, to như cây thốt nốt. Con rắn dựng đứng thân lên tận ngọn cây. Nhóm người này sợ quá chạy te tua xuống núi, rồi không dám lên núi Cấm nữa.

    Ngay như ông Tư Đậu, thợ săn thiện nghệ, cũng từng gặp rắn khổng lồ. Theo ông Tư Đậu, ông không có duyên gặp rắn khổng lồ vài trăm ký, nhưng những con hổ mây nặng cỡ 100 kg, thân to hơn cái phích, thì ông gặp nhiều.

    Năm 1980, ông cùng một số thợ săn vào rừng Vồ Bà. Đang mải săn khỉ, ông bỗng nghe tiếng chó sủa, rồi tiếng chó kêu ăng ẳng. Lần theo tiếng kêu, ông cùng nhóm thợ săn kinh hồn bạt vía, khi tận mắt con hổ mây khổng lồ, to bằng cây chuối hột, dài 10 mét, nặng cỡ 100kg, đang nuốt con chó săn của ông.

    Không chỉ ông Tư Đậu, mà rất nhiều thợ săn đều bị mất chó trong những chuyến vào rừng. Nhiều người tin rằng, chỉ có rắn hổ mây mới đủ sức xơi tái chó săn hung dữ.

    Thợ săn Nguyễn Văn Hòa, ở ấp Thiên Tuế, cũng không ít lần giáp mặt hổ mây khổng lồ. Ông cũng là người gan dạ nhất khi đối mặt với rắn hổ mây.

    [​IMG]
    Một con trăn nặng 100 kg do người dân bắt được ở núi Cấm. Con trăn này đã được kiểm lâm thả về rừng.

    Có lần, đi săn ở ấp Vồ Bà, con rắn hổ mây phóng từ ngọn cây xuống đất đớp con chó săn của ông. Tức mình, ông xông lại gần giương súng bắn rắn. Con rắn sợ quá, thả chó chạy mất hút. Mặc dù con rắn trúng đạn, nhưng nó không chết. Con chó của ông dù không bị rắn nuốt, nhưng trúng độc, chết sùi bọt mép.

    Ông Hòa tin rằng, trong vùng Bảy Núi, chỉ có 2 loài có thể xơi tái được chó săn, đó là rắn hổ mây và nưa khổng lồ.

    Các thợ săn ở vùng Bảy Núi cung cấp một thông tin thú vị, đó là ngoài rắn hổ mây, núi Cấm còn có nưa khổng lồ. Hai loài này là giống bò sát lớn nhất vùng Thất Sơn, nặng vài trăm ký, đến cả nửa tấn.

    Tuy nhiên, các thợ săn đều khẳng định, loài hổ mây khổng lồ dường như mất hút từ 20 năm trước. 20 năm nay, nhiều người vẫn chạm mặt hổ mây, nhưng chỉ gặp những con hổ mây cỡ 40-50kg.

    Riêng loài nưa khổng lồ, nặng trên 200kg, thì thi thoảng người dân trong vùng vẫn tóm được. Người ta chỉ bắt được nó, khi nó đang nuốt con vật lớn, không chạy tháo thân được.

    [​IMG]
    Anh Đoàn Hoàng Quân tin rằng hổ mây chính là con nưa khổng lồ

    Anh xe ôm Đoàn Hoàng Quân (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang), nguyên là giáo viên tiểu học, cán bộ xã An Hảo, đặt giả thuyết rằng, rắn hổ mây chính là con nưa.

    Theo anh, trăn và nưa núi Cấm đều rất lớn, con to nặng 200 đến 300 kg. Ngay mới đây, người ta bắt được con trăn 100 kg ở núi Cấm và đã thả lại nó vào rừng. Nưa là loài có hình thức khá giống trăn, da mốc vàng, nhưng có tới 5 lỗi mũi, gồm 2 lỗ mũi thật và 3 lỗ mũi giả. Cũng có con nưa có tới 9 lỗ mũi.

    Bản thân anh Quân từng tận mắt chứng kiến nhóm thợ săn ở núi Cấm bắn chết một con nưa khổng lồ, nặng ước chừng 300 kg.

    Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một nhóm người hò dô kéo xác một con nưa khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng tới 15m, căng con nưa ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh.

    Anh chàng Quân khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con nưa thấy đủ một vòng tay. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già như lời kể của các cụ về hổ mây.

    Nhóm người này dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả làng. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết.

    [​IMG]
    Một con trăn khổng lồ nặng cả trăm kg bắt được ở Thất Sơn. Ảnh internet.

    Theo một số cụ già, từng hiểu biết rất rõ về rắn hổ mây, nưa, thì với trọng lượng này, nó đủ sức nuốt chửng 5 người trưởng thành. Đúng là một con quái vật tưởng như chỉ có trong truyền thuyết.

    Sau vụ tận mắt chứng kiến đó, bản thân anh Quân cũng được nghe kể nhiều về rắn hổ mây, hay con nưa, nhưng chưa có duyên được gặp lại lần nữa. Anh Quân lấy danh dự của một nhà giáo để khẳng định rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải huyền thoại. Hổ mây có thể là con nưa, một loài cùng họ với trăn.

    Còn tiếp…
    Phạm Ngọc Dương
     
    champiqn and julie like this.