Bên lũy tre làng!

Thảo luận trong 'Cà Phê - Trà Đá' bắt đầu bởi Sơn_@, 10/8/14.

  1. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Thầy rắn Nguyễn Tiến Hòa: “Vua” trị rắn độc và những câu chuyện thú vị (kỳ cuối)

    NGUYỄN TÝ - THUẬN KHANH - Thứ Năm, ngày 21/8/2014 - 09:02






    (PLO) - Nhắc đến thầy lang Hòa ngoài các lĩnh vực: nắn bó gãy xương; các chứng phong đau nhức; bỏng các loại; các vết hoại tử; gan, thận… thì đặc biệt ông nổi tiếng hơn cả là trị rắn độc cắn.




    [​IMG]

    Chủ tịch nước chúc Tết Lương y Nguyễn Tiến Hòa tại Phủ Chủ tịch - Ảnh do nhân vật cung cấp
    Cứu những ca thập tử



    Những bệnh nhân đến điều trị tại nhà ông phần lớn là bị rắn độc cắn đến thập tử nhất sinh. Nhờ bàn tay kỳ diệu của ông cùng với phương thuốc gia truyền, ông đã đưa họ từ cõi chết trở về.
    Ông chia sẻ kinh nghiệm đề phòng rắn cắn: “Nọc độc của rắn là loại chết người, nên phòng tránh rắn cắn là tối ưu nhất. Rắn ở khắp nơi. Hãy đề phòng cẩn thận khi đi đường, khi lao động ở vườn, ruộng, cả khi đi ngủ. Và không được bắt rắn. Rắn chỉ cắn để tự vệ. Và khi bị rắn cắn thì nhanh chóng đưa đến bệnh xá gần nhất để họ buộc ga-rô, sơ cứu trước khi uống thuốc chữa trị”.
    “Sở dĩ sách nói rắn cạp nong độc hơn rắn hổ chúa là như vầy, thả vào lồng hai loại rắn đó, dù hổ mang chúa bự hơn, nhưng nó phải sợ nằm im trước rắn cạp nong - Loài rắn sợ nhau qua hơi độc. Nếu chúng cắn nhau thì con nào nọc độc yếu hơn sẽ chết, con độc mạnh sẽ không hề hấn gì. Nếu cạp nong gặp hổ mang, nhắm nuốt được là nó trườn tới cắn rồi nuốt liền, còn lớn quá mới thôi” - thấy Hòa nói.




    [​IMG]
    Cùng GS, TSKH Nguyễn Tài Thu, thầy của con gái ông đang theo học châm cứu - Ảnh do nhân vật cung cấp


    "Theo ông tổ Tuệ Tĩnh: “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam chữa người Nam). Cây thuốc quanh ta nên trồng một số cây thuốc dễ sống quanh nhà mình để phòng các bệnh cảm cúm, ho, đau họng... như xả, kinh giới, tía tô, dâu tần, gừng, ngải cứu..." - thầy Hòa cho biết thêm.
    Ca cứu anh Nguyễn Hữu Cát (40 tuổi) là bộ đội phục viên bị rắn chàm quạp cắn vào ngón tay khi hái điều. Đầu tiên gia đình đưa anh đến bệnh viện huyện Phước Long, anh không chết nhưng vết thương nhiễm trùng lở loét chảy nước vàng. Bác sĩ nói có thể tháo ngón. Anh Cát sợ trốn về, chạy chữa ba bốn thầy cũng không hết, may nhờ xem truyền hình Bình Phước mà tìm đến Thầy rắn, chỉ sau một tuần uống thuốc và đắp lá, giờ tay anh đã khô. Anh Cát nói với tôi:

    - Thầy bảo vài hôm nữa em có thể về. Thầy sẽ cho thuốc tự đắp tự uống, tuần nữa là khỏi. Không phải tháo ngón em mừng lắm! Em ơn thầy lắm! Thầy Hòa có những toa thuốc gia truyền rất hay.

    Mỗi thầy thường giỏi một hay vài phương thuốc - Tây y gọi là chuyên khoa. Thầy Hòa giỏi về xương khớp, phong thấp, còn giỏi trị chất độc nguy hiểm như ung nhọt, bướu, thối rửa… Như trường hợp chị Phan Thị Lịch, người ở thôn 9 xã Long Hà, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước bị ung tuyến vú đã đến thời kỳ sưng mủ lở loét nhìn mà sợ. Chị Lịch đến Trung tâm Ung bướu TP.Hồ Chí Minh chữa trị, cuối cùng bác sĩ quyết định cắt bỏ một bên vú. Phẫu thuật rất tốn kém, biết đâu lại di căn sang chỗ khác. Có chữa trị được cũng mất thẩm mỹ. Trong lúc gia đình chị Lịch đang đắn đo dồn tiền thì có người mách đến thầy Hòa. Thầy Hòa xem bệnh nói chữa được. Sau đó hàng ngày thầy chạy xe 5 cây số đến nhà chị Lịch để rửa vết thương, đắp thuốc và cho uống thuốc, chỉ một tháng là khỏi. Công lao và thuốc thang như thế mà thầy Hòa chỉ lấy 1 triệu. Gặp thầy ham tiền thì ca đó chữa xong muốn lấy bao nhiêu mà chẳng được. Tôi nhấn mạnh điểm này để nói ngoài cái Tài ra thầy Hòa còn có cái Tâm rất lớn. Thầy không kể đâu mà chính những bệnh nhân của thầy kể lại.
    Cứu mẹ Việt Nam Anh hùng
    Câu chuyện được nhiều người nhắc mãi, đó là chuyện ông trị rắn độc cắn Mẹ Việt Nam anh hùng Phạm Thị Thung, 86 tuổi.

    Chị Nguyễn Thị Hồng, Phó chánh án huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước, kể lại cho chúng tôi nghe: “Ngày 6 tháng 4 năm 2000, tôi đang làm việc thì nghe điện thoại báo: Mẹ tôi bị rắn độc cắn, đang nằm bệnh viện Phước Long. Tôi vội chạy xe đến bệnh viện, gặp bác sĩ trực là Ngọc Hòa (ông vốn quen tôi trong quan hệ công tác) Bác sĩ Hòa nói: “Cụ bị rắn hổ lửa cắn vào ngón chân trỏ, trúng động mạnh nên nọc chạy lên tim rất nhanh - dù đã kịp cột garô ngăn nọc. Bệnh viện huyện mình chỉ có thể sơ cứu truyền huyết thanh, cần phải đưa cụ lên Bệnh viện Chợ Rẫy gấp - ở đó mới đủ thuốc men và phương tiện chữa trị”. Tôi gật đầu, lo lắng bước vào phòng cấp cứu, thấy mẹ tôi đã mê sảng, nọc độc quá mạnh khiến mẹ phát điên loạn. Ở tuổi 86 mà bà co giật mạnh dễ sợ! Bà giật đứt dây chuyền huyết thanh, đánh xé y tá bác sĩ và con cháu nào tới gần. Phải ba bốn thanh niên mới giữ nổi bà để bác sĩ chích thuốc ngủ. Khi mẹ tôi nằm im, thân thể đã tím nửa phần dưới. Lúc đó tôi nghĩ chắc mẹ mình sẽ chết trước khi đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ Phước Long tới đó 180 cây số lận mà!
    Bỗng tôi chợt nhớ trước đây mình có thời gian công tác ở xã Long Hà, nghe đồn ở đó có ông thầy Hòa chuyên chữa rắn cắn. Chính tôi có lần gặp người bị rắn cắn kể lại đã được thầy Hòa cứu. Không phải một người kể mà là nhiều người cũng xác nhận vậy. Đến ông là khỏi, lại đỡ tốn kém.




    [​IMG]
    Lương y Nguyễn Tiến Hòa - Ảnh T.KHANH



    Tôi nhìn mẹ mình rồi nghĩ tiếp, Mẹ mình 86 tuổi rồi, giờ đã chết nửa người, đến Chợ Rẫy chắc là không kịp, chi bằng thử chở đến thầy Hòa xem sao? Đây tới Suối Cạn chỉ hai chục cây số. Thế là tôi nói ý định của mình với bác sĩ Ngọc Hòa. Dẫu quen tôi nhưng ông không chịu: “Mẹ chị là Mẹ Việt Nam Anh hùng, có tới bốn người con hy sinh. Đã tới đây thì chúng tôi có bổn phận và trách nhiệm phải lo cho cụ. Không dám để chị đưa cụ đi chữa chỗ khác đâu. Chữa thuốc ta không bảo đảm”. Tôi hết sức năn nỉ. Bác sĩ Hòa thông cảm tôi nhưng sợ trách nhiệm, cuối cùng ông đề nghị: “Nếu gia đình nhất quyết như vậy, thì chị viết cho cái giấy cam đoan, để chúng tôi đỡ trách nhiệm nếu cụ có mệnh hệ nào. Sau đó tôi cho xe cứu thương chở cụ đi, trên đường đi đến ngã ba Bù Nho, ta sẽ rẽ vào nhà thầy lang Hòa. Nếu ông ấy nhận chữa được thì ở đó chữa. Không thì sẽ đi thẳng đến Bệnh viện Chợ Rẫy”.
    Tôi đồng ý vì đề nghị quá hợp lý. Thật ra chẳng còn cách nào tốt hơn.
    Xe cứu thương đến nhà thầy Hòa, lúc đó mẹ tôi đã tiểu ra máu. Ai thấy cũng nghĩ chắc chết. Thầy Hòa chỉ nhìn qua, nói ngay: “Còn chữa được. Tin tôi thì tôi chữa”. Sự tự tin quyết đoán của thầy làm tôi mừng và hy vọng. Tôi đưa giấy cam đoan cho bác sĩ Ngọc Hòa, rồi đưa mẹ tôi vào nhà.




    [​IMG]


    Trong số bảy lương y tiêu biểu được vinh danh thì đã có hai cha con: lương y Nguyễn Tiến Quế (thứ nhất từ trái sang) và ông (thứ hai từ trái sang) chụp trước Phủ Chủ tịch nước - Ảnh do nhân vật cung cấp
    Thầy lang Hòa cho mẹ tôi uống vài viên thuốc gì đó - phải tán ra đổ vào miệng bà. Rồi ông đắp lá thuốc bó lại chỗ vết rắn cắn đang tươm máu. Ông nói: “Chừng 7 giờ sáng mai cụ sẽ tỉnh”.
    Đêm ấy, thầy Hòa cho mẹ tôi uống thuốc lần nữa, tự tay thay lá thuốc, khi rỡ ra máu đen dính đầy. Đêm đó thay tới ba bốn lần. Thầy Hòa và tôi dường như thức suốt đêm.
    Sáu giờ sáng hôm sau mẹ tôi đòi ngồi dậy, bà đã nhận ra tôi. Lúc đó tôi mới tin mẹ mình còn sống. Tôi vô cùng biết ơn và phục tài thầy Hòa. Tôi giục thầy đi ngủ cho lại sức, thầy nói: “Tôi mừng quá không ngủ được”.
    Tôi hỏi thầy: “Lúc mẹ tôi đến, thầy chưa bắt mạch, chưa xem vết thương, mà đã nói chữa được. Sao thầy giỏi vậy?”. Thầy Hòa nói: “Tôi thấy cụ tiểu ra máu đỏ là còn chữa được. Chớ tiểu ra máu đen là hết cứu. Bởi máu bên trong đã đông”.
    Bệnh nhân thành anh em

    Ngoài vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng nhận thầy lang Hòa làm anh kết nghĩa thì còn có chuyện anh Đinh Tiến Dân hiện đang ở Hà Nội. Hai mươi năm trước, anh Đinh Tiến Dân bị rắn độc cắn. Sống chết chỉ trong gang tấc. Gia đình ở Bình Phước, cách nhà thầy lang Hòa hai mươi cây số, vội chở ngay đến thầy lang Hòa. Ông xem qua, sau khi nặn máu độc, ông lấy thuốc gia truyền đắp vào vết rắn cắn. Cảm cái ơn cứu mạng, anh Đinh Tiến Dân bái lạy kết nghĩa anh em với thầy lang Hòa.
    [​IMG]
    Lương y Nguyễn Tiến Hòa và Cup vinh danh - Ảnh T.KHANH




    Với những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, xã hội, lương y Nguyễn Tiến Hòa đã được vinh danh. Tại lễ tôn vinh “Thương hiệu truyền thống, gia truyền nổi tiếng và Thương hiệu phát triển bền vững” lần thứ III-2013 do báo Người Hà Nội tổ chức ngày 8-3-2014. Ông được gọi là vị “lương y chuyên nọc độc rắn, gãy xương, bỏng. Các bệnh về gan, thận. Lương y Nguyễn Tiến Hòa luôn nỗ lực phấn đấu phát huy các giá trị cha ông để lại, cống hiến cho nền Y học cổ truyền nước nhà”.
    Đặc biệt, tại lễ vinh danh,ông cùng người con là lương y Nguyễn Tiến Quế được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đón tiếp tại Phủ Chủ tịch. “Đó là niềm vinh dự, hạnh phúc nhất của gia đình tôi. Tôi là đời thứ bảy, con trai tôi là đời thứ tám. Cả hai cha con được vinh dự này là phần thưởng lớn nhất đời tôi”- Lương y Nguyễn Tiến Hòa tâm sự.
    NGUYỄN TÝ - THUẬN KHANH
     
  2. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    'Thần y' cứu người sống ẩn dật chốn rừng thiêng

    [​IMG]VnExpress.net – Thứ năm, ngày 12 tháng chín năm 2013

    "Nếu bị gai đâm vào da thịt, dùng lông nhím đốt thành than mà bôi, ngày mai chắc chắn sẽ khỏi. Bị sưng ban, mụn nhọt, dùng cây vạt vẹo nghiền nát mà đắp vào”, thầy thuốc Mã Văn Hùng thao thao kể về những phương thuốc bí truyền của người Nùng.



    Căn chòi lá nằm sâu trong khu rừng bạt ngàn (thuộc thôn 5 xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) là nơi trú ngụ của ông Mã Văn Hùng, người dân tộc Nùng. Bà con ở thôn gọi ông là "thần y" bởi ông có nhiều phương thuốc bí truyền chữa hàng trăm bệnh. Ai đến với ông dù là bệnh nhẹ hay nặng, xổ mũi nhức đầu hay rắn cắn, bệnh gan... đều được chữa khỏi.
    Mặc dù vậy, ông Hùng chưa bao giờ xem mình là thầy thuốc mà chỉ tự nhận là một người Nùng biết chữa bệnh. “Đây không phải là nghề, vì tộc Nùng chúng tôi không dùng nó để kiếm tiền. Những phương thuốc này tôi học được từ cha mẹ, ông bà truyền lại. Đặc biệt hơn, có phương thuốc, cách chữa bệnh bí truyền chỉ người Nùng mới biết”, ông nói trong khi đôi tay vẫn thoăn thoắt giã lá thuốc.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ông Mã Văn Hùng đang bào chế thuốc từ những cây rừng do ông tự hái về. Ảnh: Trường Giang.
    Do thường xuyên vào rừng, làm nương rẫy nên 2 bàn tay ông chai sần, gân guốc, nhiều vết sẹo còn hằn trên làn da rám nắng. Ở tuổi 50, sức ông không còn cường tráng, mái tóc đã điểm sợi bạc, nhưng đôi mắt vẫn sắc sảo. Nhiều lần chẩn bệnh, chỉ nhìn qua da, tròng mắt, ông đã biết người ta mắc gì, cần dùng thuốc gì.
    Ông Hùng cho biết, chính nhờ từ nhỏ đã cùng ba mẹ vào rừng đốn củi, hái thuốc nên sớm có khái niệm về công việc này. Cậu bé Hùng ngày ấy luôn thích thú khi xem cha chữa bệnh cho dân làng. Người bệnh lúc đến thì mặt mũi nhăn nhó, sau khi được chữa khỏi thì ra về vui vẻ và cảm ơn rối rít.
    "Khi chữa bệnh, ba còn tận tình chỉ dạy tôi tất cả phương thuốc, cách bào chế, cách sử dụng những loại thuốc tương khắc với nhau. Mỗi lần hết thuốc, tôi cùng mẹ vào tận rừng sâu để hái, cho nên dần dà cũng nhận biết được khá nhiều loài thảo dược", người đàn ông 50 tuổi nhớ lại.
    Truyền thống bốc thuốc cứu người của dòng tộc họ Mã đã có từ nhiều đời trước, mỗi đời đều truyền lại cho con trai hoặc con gái trưởng trong gia đình. Hồi đó sống ở Lâm Đồng, rừng nhiều, cây cỏ trù phú nên ông Hùng được cha mẹ dạy cho nhận dạng rất nhiều loại thuốc quý.
    Ông nhớ như in "bệnh nhân" đầu tiên chính là vợ mình. Lần đó, bà bị bệnh gan, da vàng như nghệ, ai cũng bảo là nặng lắm, khó qua khỏi nhưng ông luôn nói chắc như đinh đóng cột là sẽ chữa được. Chỉ với một số loại thuốc như cây dứa dại đỏ, kim tiền thảo, hoàng đắng và vài loài cỏ dại khác, sắc uống đều trong 10 ngày, người bạn đời của ông đã hết bệnh.
    Là “thầy thuốc của gia đình”, hễ ai có bất kỳ bệnh gì cần đến ông đều ra tay cứu giúp miễn phí không chút nề hà. Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn dần dà ai cũng biết đến ông Mã Văn Hùng là "thần y" chữa bệnh cứu người. Không những không lấy tiền, ông còn cho thuốc, nhiều lúc có người nhờ, ông cặm cụi địu gùi lặn lội lên tận rừng sâu hái về cho họ.
    [​IMG][​IMG]
    Người dân ở nhiều nơi tìm đến nhờ ông Hùng chữa bệnh giúp. Ảnh: Trường Giang.
    Ca bệnh để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông nhất là lần cứu một thanh niên thoát khỏi bàn tay tử thần. Anh này sáng sớm lên rẫy bị rắn hổ mang chúa cắn, người thân đã bó chân anh lại để nọc độc không chạy vào tim, rồi tức tốc đưa đến nhà "thần y" nhờ cứu chữa.
    Vì đường rừng gập ghềnh phải trèo đèo lội suối nên phải gần 30 phút sau họ mới đưa bệnh nhân tới nơi. Lúc này anh kia đã kiệt sức, môi chuyển màu đen xì, vết thương thâm tím, khó thở, cơ thể cứng đơ, mất tri giác. Người thân đã khóc thảm thiết vì tưởng con cháu mình không thể qua khỏi.
    Không chần chừ, ông Hùng lấy “bảo bối” của dòng tộc, đó là đá thần sa nghiền nát rồi trộn với nước cho uống. Sau đó ông lấy cây thuốc lá, đọt lang đỏ, giã ra đắp vào vết thương. Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, nhịp thở đều hơn, vết bầm tím cũng nhạt dần. Nằm thêm khoảng 30 phút, anh ta đã khỏe hẳn và tỉnh như sáo, đi lại bình thường.
    Lần khác, có một thiếu phụ bị u nang buồng trứng nặng, bụng trướng to, bệnh viện trả về vì không thể chữa khỏi, người chồng cũng đã đóng sẵn quan tài. Gia đình này là chỗ quen biết nên ông Hùng chủ động ghé thăm và chẩn bệnh giúp. Ngay trưa hôm đó, ông ra ruộng tìm bắt con “đạp đa” (tiếng Nùng), chỉ có ở ruộng Lâm Đồng, đem về nướng, kết hợp với một số phương thuốc độc đáo của người Nùng cho chị uống.
    Chưa đầy một tuần sau, người phụ nữ kia đã khỏi, có thể đi làm, đi chăn trâu như bình thường. Mang ơn thầy cứu mạng, người phụ nữ ấy thường xuyên đến thăm ông, có khi biếu nải chuối, gói trà làm quà. Mới đây chị còn gọi điện trịnh trọng mời ông Hùng đến dự đám cưới con trai mình. "Tôi mang ơn bác Hùng lắm. Không có bác chắc tôi khó mà sống khỏe đến giờ", người phụ nữ cảm kích nói.
    Ông Hùng bảo mình không phải là người có biệt tài “cải tử hoàn sinh” bởi cũng có rất nhiều căn bệnh cho tới nay ông vẫn chưa chữa được. Điển hình như bệnh ung thư và một số bệnh nặng đòi hỏi phải mổ hoặc phải khám bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại như tim mạch... Những người dân được ông chữa bệnh phần đông là bệnh ngoài da, bị nhiễm độc do côn trùng, bò sát cắn, ngộ độc thực phẩm và bệnh liên quan đến xương, khớp, dạ dày, gan…
    [​IMG][​IMG]
    Khu vườn thuốc với hàng trăm loài thảo dược của ông Hùng. Ảnh: Trường Giang.
    Bao năm sống trong chốn rừng thiêng, "thần y" Mã Văn Hùng bảo không muốn rời bỏ nơi này. Sống ở đây vừa thuận tiện chăm sóc rẫy điều, vừa tiện vào rừng sâu tìm kiếm cây thuốc. Mỗi khi có ai đến thăm, ông lại dẫn ra vườn và khoe về "bộ sưu tập" cây thuốc với hàng trăm loại thảo dược đem từ rừng về trồng hoặc được người dân biếu tặng. Bên cạnh cây thuốc dân dã như địa liền, đu đủ, rau lang đọt đỏ, mướp đắng, còn có những cây mà ông cho là rất hiếm có tên tiếng Nùng như “núc lác”, “vạc và đỏ”, “xồm đỏ”…
    Đối với người đàn ông này, hầu như tất cả loại cây đều trở thành vị thuốc. Những loại rau bình thường như mướp đắng, khoai lang, đu đủ, vào tay ông cũng trở thành vị thuốc. Những loài côn trùng có hại như gián, nhện cũng có giá trị chữa bệnh. "Con gián bắt về, hơ thành than, đàn ông bị trướng bụng, đầy hơi chỉ cần ăn 7 con là khỏe khoắn trở lại, còn sáp nhện có thể trị tận gốc chứng đái dầm rất công hiệu", ông bảo.
    "Thần y" họ Mã bật mí, để có thể chữa trị một căn bệnh, thông thường phải pha chế 3-4 loại thuốc. Đối với một số căn bệnh khó chữa, số lượng thuốc pha chế lên tới cả chục loại.
    Hơn nửa đời người chữa bệnh cho hàng nghìn người, ông Hùng bảo căn bệnh mà ông chữa trị lâu nhất và tốn công nhất là bại liệt. Bệnh này đòi hỏi rất nhiều phương thuốc quý mà chỉ có ở một số khu rừng sâu ngoài Bắc hoặc Lâm Đồng. "Chỉ khó ở việc tìm thuốc, khi đã có đầy đủ thì lại khá dễ dàng, chỉ cần lấy 3 lần thuốc, uống trong một tháng thì bệnh khỏi", ông hồ hởi nói.
    Ông Nông Công Hiệu, Trưởng thôn 5, xã Bom Bo cho biết, bà con ở đây ai cũng cảm kích tấm lòng và tài năng chữa bệnh cứu người của "thần y" Mã Văn Hùng. “Tôi cũng hay qua nhà ông ấy để hỏi thăm về các phương thuốc dân gian chữa bệnh hay lắm. Ông Hùng rất thương người, ai bị bệnh gì tìm đến là ông sẵn sàng giúp đỡ. Hồi trước tôi còn khuyên ông làm cho bên Hội Đông Y của xã mà ông không chịu vì không muốn hành nghề lấy tiền", ông Hiệu kể.
    Trường Giang
     
    Chỉnh sửa cuối: 21/8/14
  3. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Thực hư “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”

    Thứ Hai, 15(cat)4 26/12/2011
    Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có một "thể chất tiên thiên", các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng, trong đó nổi tiếng là: “nhất dạ ngũ giao” và “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.



    Theo sử sách, vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy, vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên” - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.

    Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể “chiều” đến 5 - 6 cung tần. Ông để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

    Tìm “thần dược” tráng dương

    Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có “sức mạnh” phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế ra những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng, trong đó nổi tiếng là bài thuốc: “nhất dạ ngũ giao” và “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.

    Đến nay những bài thuốc này đã thất truyền. Những tài liệu và sử còn lại và theo các ngự y thì 2 bài thuốc trên có thành phần và cách uống như sau:

    [​IMG]
    Rượu thuốc bổ nếu không dùng điều độ sẽ gây nguy hiểm
    Nhất dạ ngũ giao

    Thành phần: nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích hoàng kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.

    Cách ngâm: đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vào chậu, trộn đều, đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.

    Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử
    Khoa học đã chứng minh, tinh trùng phải mất 10 tuần lễ để trưởng thành. Trong mỗi một giây, cơ quan sinh dục của nam giới có thể “sản xuất” được 1.500 tinh trùng và như vậy mỗi ngày có thể sản xuất tối đa là 150 triệu tinh trùng. Mỗi lần xuất tinh sẽ xuất ra 200 triệu tinh trùng. Ngay cả những cặp đôi có bộ phận sinh sản khỏe mạnh, quan hệ tình dục thoải mái thì khả năng mang thai cũng chỉ chiếm 25%. Điều đó cho thấy việc có thai cũng không phải quá dễ dàng.


    Thành phần: thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.

    Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vào keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp.

    Coi chừng rượu bổ - “Dao hai lưỡi”


    Căn cứ theo đó các nhà y học hiện đại cũng như y học cổ truyền cho rằng, không phải nhờ 2 bài thuốc này mà hoàng đế Minh Mạng có “sức lực” phi thường để một đêm có thể ân ái tới 6 cung phi và kết quả sinh được 5 hoàng tử, công chúa… đấy chỉ là câu chuyện thêu dệt.

    Theo các nghiên cứu khoa học cũng như tinh dược của các vị thuốc trong 2 bài thuốc “nhất dạ ngũ giao” và “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” chỉ là những vị thuốc bổ có tác dụng làm ăn ngon, ngủ yên, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dương…mà thôi.

    Qua đó cho thấy, thang thuốc “nhất dạ lục giao sinh ngũ tử” chỉ là câu chuyện thêu dệt. Một số người vì sinh lý yếu hoặc hiếm muộn đã đi tìm và uống thang thuốc này với mong muốn cải thiện tình hình. Xin đừng vội vã, trước khi uống hãy tham khảo thầy thuốc.

    Chữa bệnh cho nam giới, bổ thận tráng dương không phải để “sinh hoạt” được nhiều. Bổ thận tráng dương là để con người khoẻ mạnh. Còn sinh hoạt tình dục là vấn đề nhỏ nằm trong đó, nhưng không phải ai bổ thận tráng dương cũng đều có sinh hoạt tình dục khoẻ. Các vị thuốc muốn bổ thận tráng dương phải phối hợp với nhau. Ngoài ra bổ thận thì phải kèm theo có bổ gan, bổ tim hay không? Vì tâm là chủ huyết, thận sinh ra khí huyết.

    Dù là bài thuốc nổi tiếng, nhưng khi dùng nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc, đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tuỳ tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết, người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế thuốc cho phù hợp.

    Trên thực tế, không hiếm người vì lạm dùng hoặc dùng nhầm loại dược tửu không phù hợp đã bị các bệnh lý như: tăng huyết áp, tai biến mạch não, mụn nhọt, dị ứng, viêm cầu thận cấp đái ra máu…thậm chí ngộ độc nặng và tử vong. Có không ít người khoẻ mạnh nhưng dùng loại thuốc “bồi bổ” không phù hợp hoặc thái quá đã trở thành người có bệnh.

    Hãy thận trọng khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ. Nên nhớ rằng thuốc, rượu bổ luôn luôn là “con dao hai lưỡi”.

    Lương y Vũ Quốc Trung (Theo Sức khỏe và Đời sống)
     
  4. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Tôm càng xanh - vị thuốc quý

    Thứ Tư, 22:42 13/08/2014
    Tôm càng xanh hay tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii, họ tôm càng (Palaemonidae)

    Ở nước ta, chúng thường sống ở các thủy vực nước ngọt và nước lợ thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Chúng sống trong các vùng có ảnh hưởng của thủy triều và các hồ tự nhiên, hồ chứa, ao, đầm, kênh mương, ruộng lúa có nước lưu thông trực tiếp hay gián tiếp với các sông lớn.



    [​IMG]



    Không chỉ là thực phẩm, tôm càng còn là vị thuốc quý trong đông y. Tôm càng xanh với tên thuốc là hà ngư hay hà mễ; vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn. Chủ yếu dùng tươi, có thể phơi khô, tán bột làm thuốc.
    Đặc biệt gần đây, với kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha và Israel ở loại tôm càng xanh nhỏ trên biển Địa Trung Hải, với tên khoa học là Hyppolyte Inermis, có khả năng phá hủy hoàn toàn khối tế bào ung thư mà cơ thể không hề bị ảnh hưởng. Tại một hội thảo quốc tế về y học tổ chức ở thành phố Napoli (Ý), nhóm bác sĩ trên còn cho biết họ đang nghiên cứu việc sử dụng tính năng đặc biệt này của tôm càng xanh vào việc tiêu hủy các tế bào ung thư và các tế bào gây ra căn bệnh Alzheimer.
    Dưới đây là những phương thuốc từ tôm càng xanh:
    - Kích thích sinh dục, chữa liệt dương, mộng tinh (gồm 3 cách):
    1. Tôm càng xanh 20 g, ngài tằm đực 7 con (sao giòn), giã nát rồi trộn với trứng gà 2 quả rán hoặc hấp chín ăn. 10 ngày là một liệu trình.
    2. Tôm càng xanh tươi 100 g xào với lá hẹ 25 g hoặc quả ớt ngọt 50 g thêm chút rượu 40 độ.
    3. Trứng tôm càng xanh 20 g nấu canh với trứng chim sẻ (2-3 quả), ăn trong ngày.
    - Giảm đau lưng: Tôm càng tươi 100 g (lột vỏ, rút chỉ lưng) ngâm vào rượu nếp trong 10-15 phút, vớt ra, xào chín ăn hằng ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày.
    - Bồi dưỡng cho trẻ cứng cáp, chống suy dinh dưỡng: Tôm càng xanh tươi bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột tôm khuấy với bột gạo cho trẻ ăn hằng ngày, mỗi lần
    1-2 thìa cà phê. Có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi nấu cháo cho trẻ ăn.
    - Chữa chứng cận thị, trẻ em đái dầm: Rang tôm với dầu vừng ăn hằng ngày.
    - Phụ nữ sau đẻ thiếu sữa: Tôm càng xanh tươi (nửa bát) bỏ vỏ, giã nát, tẩm rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày. Hoặc tôm càng xanh tươi 100 g xào với 20 ml rượu trắng ăn hằng ngày hoặc rang tôm rồi đảo với rượu ăn trong ngày.
    - Chữa báng bụng: Tôm càng xanh tươi nấu canh ăn hằng ngày dần dần sẽ khỏi đau.
    Ngoài ra, từ các polysaccharid trong vỏ tôm đồng chiết được chất chitosan để pha chế thuốc chữa bỏng, có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành. Chitosan còn có tác dụng tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.

    BS HOÀNG XUÂN ĐẠI
     
  5. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Những thực phẩm ngon có thể gây chết người

    Thứ Tư, 11:14 13/08/2014
    (NLĐO) - Có những thực phẩm dưới đây là món ngon, lạ trên thế giới nhưng chính nó cũng có thể khiến bạn mắc bệnh nặng, thậm chí gây chết người.




    [​IMG]

    Khoai mì​

    Đây là một loại cây lương thực xứ nhiệt đới nhưng chứa nhiều glycoside cyanogenic có khả năng gây chết người, Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Australia New Zealand (FSANZ) cảnh báo.
    Để an toàn, người dùng cần gọt bỏ vỏ khoai mì và nấu kỹ bằng cách nướng, luộc chín... Quá trình này giúp loại bỏ chất độc glycoside cyanogenic. Sau khi luộc khoai mì, bạn đổ bỏ hết nước trong nồi trước khi sử dụng.

    [​IMG]

    Fugu (cá nóc Nhật Bản)
    Các món ăn từ cá nóc rất nổi tiếng nhưng chúng có khả năng gây chết người nếu không được chuẩn bị đúng cách. Ở Nhật Bản hiện có hơn 3.800 nhà hàng phục vụ cá nóc. Đầu bếp ở đây phải được đào tạo nghiêm ngặt nhiều năm để có giấy chứng nhận cho phép nấu món cá nóc cho khách hàng.
    Cá nóc có chứa một chất độc gọi là tetrododoxin. Khi ăn sống, chất độc này không vượt qua hàng rào máu não. Do đó, các nạn nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong khi hệ thống thần kinh trung ương của họ dần dần tắt. Biểu hiện ban đầu là chóng mặt và nói chuyện không mạch lạc, sau đó tê liệt các cơ bắp. Cuối cùng, nạn nhân ngạt thở, nhiều khả năng tử vong.

    [​IMG]

    Hạt điều thô
    Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên. Trong khi hạt điều ở siêu thị đã được hấp để loại bỏ chất urushiol nguy hiểm, hạt điều thô ở ngoài chưa qua xử lý chất độc. Nếu ăn nhiều hạt điều thô, bạn có thể tử vong.
    Sò huyết
    Sò huyết sống có thể mang virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ… Do đó, khi dùng sò huyết, bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn sò huyết sống.

    [​IMG]

    Quả ackee, Jamaica​
    Nếu ăn phải hạt quả ackee, đồng nghĩa bạn đã hấp thu một lượng độc tố hypoglycin vào cơ thể. Chất này ngăn chặn quá trình sản sinh gluco trong cơ thể và khiến lượng đường trong máu thấp, có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

    [​IMG]

    Ếch bullfrog khổng lồ, Namibia
    Ếch bullfrog khổng lồ là đặc sản của một số vùng đất châu Phi như Namibia nhưng lại chứa một loạt các chất có thể gây chết người. Độ tuổi của ếch chính là chìa khóa quyết định tỉ lệ bệnh tật. Những con ếch con, chưa có khả năng sinh sản chứa nhiều độc tố hơn, có khả năng gây suy thận.

    [​IMG]

    Bạch tuộc sống Sannakji, Hàn Quốc
    Sannakji là món bạch tuộc sống, thực khách dùng khi các xúc tu con vật vẫn còn cử động. Do đó, động vật này vẫn có khả năng gây nghẹt thở dù sau đó nó được cắt nhỏ và phủ đầy dầu ăn.

    [​IMG]


    H.Vũ (Theo News.com.au)
     
  6. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    [YOUTUBE]sFzfg2I4Iqs[/YOUTUBE]​
     
  7. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    Góp zui cùng chủ topic nhé(ngay hệ của pv luôn nà)

    [YOUTUBE]tlniNNfw_D0[/YOUTUBE]
    :tea::tea:Mời bạn cf tối nhé:tea::tea:
     
  8. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Thanks đã chia sẻ!hihi mời nữa nè!

    [YOUTUBE]iTGKr-Rqiq4[/YOUTUBE]​
     
  9. Xỉu Ín Chỉ

    Xỉu Ín Chỉ Thần Tài Perennial member

    Ham vui ..tào lao chút chíu .. sr. nhe mí huynh tỷ!

    Khi “bần” không có nghĩa là nghèo


    Sáng ý và chăm chỉ, một phụ nữ chân yếu tay mềm ở tỉnh Trà Vinh đã đi tiên phong trong việc hồi sinh lại những hàng bần xanh mướt, góp phần tạo nên một món ăn ngon, hấp dẫn thực khách trong Nam ngoài Bắc.

    Khám phá tình cờ

    Người phụ nữ đó chính là bà Võ Thị Cúc, mọi người thường gọi là dì Tư Cúc (ở cù lao Long Trị, ấp Long Trị, xã Long Đức, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh). Xuất phát từ ý tưởng lấy những trái bần vừa chua, vừa chát- một loại trái mà cho cũng chẳng ai thèm lấy, dì Tư Cúc đã khéo léo chế biến thành món ăn nổi tiếng khắp vùng. Và cũng từ đó, nhiều hàng bần ở các tỉnh miền Tây đang dần được hồi phục, góp phần chống xói lở do tác động của biến đổi khí hậu, triều cường dâng, giúp cuộc sống của nhiều lao động nghèo được cải thiện đáng kể.
    [​IMG]
    Dì Tư Cúc bên hàng bần đang hồi sinh.

    Trò chuyện với chúng tôi, dì Tư Cúc cho biết: Việc dùng trái bần để chế biến ra sản phẩm và tạo được thương hiệu cho đến tận ngày hôm nay là một việc làm hết sức tình cờ. Khoảng 8-9 năm về trước, có một đoàn khách du lịch ghé vào quán ăn của bà dùng bữa. Một trong những vị khách thấy nơi đây nhiều bần quá nên yêu cầu tôi nấu lẩu bằng trái bần thay vì nấu bằng me như thường lệ. Chiều khách, tôi “làm liều” nấu lẩu cá bông lau bằng trái bần, không ngờ sau khi thưởng thức mọi người ai nấy cũng đều hít hà, tấm tắc khen ngon.

    Kể từ đó, các món lẩu trong quán của dì Tư Cúc được chuyển hẳn sang nấu bằng trái bần. Nhu cầu của thực khách ngày càng nhiều, ngặt nỗi cây bần lại cho trái theo mùa, trái bần chín không thể bảo quản lâu được. Nhiều đêm dì Tư Cúc trằn trọc, nghĩ làm cách nào để bảo quản được trái bần? Cuối cùng dì cũng tìm được giải pháp là xay nhuyễn trái bần ra thành bột để dự trữ và bảo quản.

    Vị ngọt của kiên trì và trí tuệ

    Nói thì dễ, nhưng làm thì “khó ăn” hơn nhiều. “Lúc đầu bắt tay vào làm thử, tôi để nguyên trái nấu cho mềm rồi chà cho nhuyễn nhưng màu lại đen nên bị hỏng. Tôi đổi cách làm là để nguyên trái bóp sống rồi chà lấy hột. Do vỏ trái bần có màng cát nên lần này bột bị cát lại hư nữa” - dì Tư Cúc nói.

    Sau nhiều lần thất bại, bà rút ra được kinh nghiệm và thay đổi phương thức chế biến cuối cùng cũng làm ra được thành phẩm là bột bần. Nhiều thực khách đến quán thưởng thức món lẩu nấu từ bột trái bần cảm thấy lạ lẫm, ngon miệng nên thường xuyên hỏi mua đem về biếu người thân làm quà.

    Thấy nhu cầu của khách ngày càng nhiều, nếu làm theo kiểu thủ công thì rất mất thời gian, trái lại cung sẽ không đủ cầu. Thế là bà tự mày mò, tìm hiểu thiết kế máy móc nào là máy đánh, máy tách hạt, máy khuấy, máy xay đường… rồi thuê thợ về làm theo ý mình. Để tạo ra sản phẩm bột bần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên, phải rửa sạch trái bần, sau đó gọt vỏ đưa vô máy đánh trái cho nhừ ra. Công đoạn tiếp theo là “cân nước”, cứ 1kg bần cộng với 300g nước, sau đó đưa qua máy chà bột và tách hạt rồi đưa vào chảo, thêm gia vị khuấy đều trong vòng 3 tiếng đồng hồ, để nguội rồi vô keo.

    Bà Tư Cúc còn nhờ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Trà Vinh tập huấn kỹ thuật, tư vấn về quy trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì, chất lượng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền… Sau đó, Trung tâm tiếp tục hỗ trợ tổ chức hội thảo, trình diễn kỹ thuật sản xuất và tiếp cận thị trường.

    Tháng 8.2009, sản phẩm mứt bần và bột lẩu bần của bà Tư Cúc đã được công nhận bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Để có đủ nguồn nguyên liệu sản xuất mỗi ngày cơ sở sản xuất của bà thu mua từ 200 - 400kg trái bần chín từ khắp nơi đem đến bán. Hiện nay, ngoài hai sản phẩm chủ lực là mứt bần, bột bần, bà Tư Cúc còn đưa ra thị trường các sản phẩm nước chấm, dưa chua, kẹo… làm từ trái bần và đang “thử nghiệm” làm rượu ủ lên men làm từ trái bần.

    Nhờ trái bần mà bà Tư Cúc nổi tiếng khắp xứ Trà Vinh, cũng nhờ trái bần bà nhận được hàng loạt bằng khen từ cấp tỉnh đến trung ương.

    ( đọc đã lâu nhưg mới lụm đây thôi)
     
  10. Phong Vân@

    Phong Vân@ Thần Tài Perennial member

    Đọc bài cây bần mới nhớ,vụ bà kon cô bác bị bọn láy nó dụ khị...thật đau cho những ai là nạn nhân
    cây bần thường mọc ven sông để chống sói mòn sạt lở,vậy mà bọn T khựa nó tìm mua,Rể cây bần ko mua trái:137:
    1 cây có bộ rể thôi,moi rể ra thì sao mà cây sống cho đc,bà kon cô bác bị nó lừa 1 vố hố mạng
    hình như là ở CM là nhiều:132::132:
    :tea::tea:
     
  11. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Những cú đấm bọc nhung đó mà,cảnh giác cảnh giác......
     
    champiqn, julie, Trieutulong and 2 others like this.
  12. Hoàng 9999

    Hoàng 9999 Thần Tài Perennial member

    Dân Việt mình rất tin ngừ....nên bị Tàu xí gạt miết lun á H....:137:
     
    champiqn, julie, Phong Vân@ and 2 others like this.
  13. Trieutulong

    Trieutulong Thần Tài

    Hôm nay mới biết được Topic này có rất nhiều bài cảm động về tình người & nhiều thông tin bổ ích trong cuộc sống hàng ngày!
    Tks chủ Topic & các ACE đã chia sẻ thông tin! :tea:
     
    champiqn, julie, Hoàng 9999 and 2 others like this.
  14. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Hân hạnh được huynh đài ghé tệ xá hihii
    :tea::tea:
    Có gì không hài lòng xin bỏ qua-có gì vui xin cùng nhau chia sẻ nhé!hihi
     
  15. Hoàng 9999

    Hoàng 9999 Thần Tài Perennial member

    Mềnh củng thích toptic này ák TT Long.....:banana:
     
  16. julie

    julie Thần Tài Perennial member

    :126: hí hí hí Lâu thật là lâu mới thấy Đệ online đó nha :banana: cà phơ nè Đệ :tea:
     
  17. Hoàng 9999

    Hoàng 9999 Thần Tài Perennial member

    Sơn cứ dzị hoài khiêm nhường miết lun ák....:125::125:
     
  18. Sơn_@

    Sơn_@ Thần Tài

    Được lời vàng của huynh thật là hân hạnh!
    :drunk::drunk:
    Không say không về á huynh hihii
     
  19. Hoàng 9999

    Hoàng 9999 Thần Tài Perennial member

    Nick TT Long em thấy âu đó mà chưa bít mặt Chị có cafe kêu em dzí nha....:tea:
     
    champiqn, Trieutulong and Phong Vân@ like this.
  20. Hoàng 9999

    Hoàng 9999 Thần Tài Perennial member

    Khiêm nhường là nghề cúa chàng....:125:
     
    champiqn, Sơn and Trieutulong like this.